Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự án 10.000ha ca cao chưa đem lại hiệu quả

Dự án 10.000ha ca cao chưa đem lại hiệu quả
Ngày đăng: 24/06/2015

Diện tích giảm đến mức báo động

Dự án được triển khai năm 2007, diện tích trồng mới tăng qua từng năm. Năm 2007 trồng mới diện tích 1.141ha, năm 2008: 559ha, năm 2010: 2.286ha, năm 2011: 2.078ha, năm 2012: 1.678ha. Như vậy, tổng diện tích đến năm 2012 là 10.667ha. Tổng vốn đầu tư cũng khá lớn, trên 8,3 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp hơn 3 tỷ đồng.

Từ cuối năm 2013 đến nay, mặc dù giá ca cao ổn định trở lại và ở mức khá cao nhưng việc đốn bỏ ca cao vẫn tiếp tục diễn ra. Theo thống kê cuối năm 2013, diện tích ca cao Bến Tre chỉ còn 5.211ha và đến cuối năm 2014, diện tích chỉ còn 2.792ha, đạt 17,6% diện tích so với Nghị quyết nhiệm kỳ 2011-2015 của tỉnh. Do vậy, cuối năm 2014, UBND tỉnh đã cho tạm ngưng dự án, không tiếp tục sử dụng vốn ngân sách để đầu tư, chỉ cho phép các tổ chức, doanh nghiệp chế biến ca cao hỗ trợ để nhà vườn chăm sóc có hiệu quả hơn.

Từ thực trạng trên, ngành Nông nghiệp đã giao Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư phối hợp với Helvetas, chính quyền, các đoàn thể địa phương, doanh nghiệp tổ chức triển khai các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, liên kết hợp tác sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt UTZ và hỗ trợ nhà vườn tiêu thụ sản phẩm. Đã hình thành được 83 nhóm nông dân liên kết sản xuất ca cao chứng nhận dưới dạng câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) sản xuất với diện tích 1.100ha với hơn 1.400 nông hộ tham gia.

Trong đó, đã phát triển nâng cấp hoàn thiện tổ chức hoạt động 35 THT, góp phần tăng năng suất. Từ năm 2010 - 2014, dự án thực hiện 396 lớp tập huấn, 1.292 buổi sinh hoạt CLB với 40.421 lượt nông dân tham gia. Trong hợp tác với Helvetas, đã thực hiện 45 vườn mẫu tại 43 xã; tổ chức 31 lớp tập huấn cho 1.256 lượt nông dân tham gia; tổ chức 7 chuyến tham quan trong ngoài tỉnh cho nông dân, cán bộ, doanh nghiệp. Thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ, thường xuyên hơn nên năng suất các vườn ca cao chứng nhận UTZ tăng lên đáng kể. Năng suất bình quân năm 2013 đạt 2,1kg/cây, tăng lên 31% so với năm 2012; năm 2014 đạt 2,3kg/cây/năm, tăng 9,5% so với năm 2013.

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Về khách quan, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu ý thức đầu tư thâm canh, năm 2013 mặn kéo dài nên một số nhà vườn trồng mới bị chết. Hầu hết các vườn ca cao bị đốn là do bị cạnh tranh của nhiều loại cây trồng khác như bưởi da xanh, cây ăn trái. Nông dân cho rằng, ca cao là cây trồng phụ nên thiếu chăm sóc và lựa chọn trồng xen vào các vườn dừa mật độ không hợp lý.

Về chủ quan, sự phối hợp thực hiện, kiểm tra của Ban điều hành dự án chưa đồng bộ, thiếu kịp thời như chậm triển khai, giao giống trễ vụ, một số nơi trồng không phù hợp, cây phát triển kém, hiệu quả thấp, một số lại chạy theo chỉ tiêu diện tích, công tác tuyên truyền dự án hiệu quả chưa cao. Chưa thật sự có sự chia sẻ, hỗ trợ của doanh nghiệp với nhà vườn khi giá xuống thấp.

Nhiều nông dân dù đã được tập huấn, hướng dẫn nhưng hầu như chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật, ít đầu tư, thiếu quan tâm chăm sóc, thiếu kiểm tra từ các cơ quan chức năng. Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, giám sát phát hiện kịp thời tình hình, phân phối cây giống dàn trải, có nơi chỉ dựa vào số lượng giống đã nhận quy ra diện tích đã trồng và báo cáo số liệu mà chưa chú ý đến thiệt hại khác trong quá trình từ nhận giống đến trồng thực sự.

Hiện việc trồng ca cao xen trong vườn dừa đã có chuyển biến tích cực. Xét trên tổng thể lâu dài việc trồng xen vẫn là một hướng đi đúng, tích cực, có nhiều triển vọng nhằm nâng cao thu nhập, tạo giá trị tăng thêm trên vườn dừa, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Do vậy, để duy trì và phát triển cần có hướng đi chậm, chắc tại các địa phương. Kết hợp sản xuất đến liên kết “4 nhà” theo hướng xã hội hóa, các doanh nghiệp tham gia từ sản xuất, kinh doanh đến việc mở rộng diện tích trồng mới. Tiếp tục duy trì sản xuất ca cao chứng nhận. Đến năm 2020 tiếp tục duy trì và ổn định diện tích 3.171ha.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Trúng Vụ Cá Khoai Ngư Dân Trúng Vụ Cá Khoai

Những ngày cuối tháng 11, ngư dân 2 xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn (Thừa Thiên Huế) trúng đậm cá khoai. Hiện mỗi ngày, 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn cho ra khơi hơn 160 ghe thuyền để đánh bắt.

30/11/2013
Thành Công Từ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Thành Công Từ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở huyện Thới Bình (Cà Mau) những năm qua luôn được duy trì và phát triển tốt, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, thu hút hàng ngàn hộ nông dân tham gia. Trong đó, hội viên nông dân Trương Văn Phương, ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, là một điển hình.

30/11/2013
Hiệu Quả Nuôi Ghép Cá Thát Lát Còm Với Cá Chép V1 Hiệu Quả Nuôi Ghép Cá Thát Lát Còm Với Cá Chép V1

Năm 2013, hộ ông Nguyễn Văn Ái ở ấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn để thực hiện mô hình nuôi ghép cá thát lát còm với cá chép V1 trên diện tích 1.000m2.

30/11/2013
Tăng Trưởng Ngành Thuỷ Sản Ước Đạt 8,24% Tăng Trưởng Ngành Thuỷ Sản Ước Đạt 8,24%

Năm 2013, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5.300 tấn, trong đó, sản lượng khai thác 1.450 tấn, sản lượng nuôi trồng 3.850 tấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 8,24%, giá trị thu nhập/ha nuôi trồng thủy sản ước đạt 75 triệu đồng.

30/11/2013
Cử Nhân 9X Nuôi Thỏ Cử Nhân 9X Nuôi Thỏ

Tốt nghiệp cử nhân kinh tế nhưng Vương Đình Hiếu và Mai Thị Lê (đều sinh năm 1990) không nộp đơn xin việc làm với chuyên ngành đã học mà lập trại nuôi thỏ tại xã Bình Nam (Thăng Bình - Quảng Nam).

30/11/2013