Trúng Mùa Ruốc, Ngư Dân Thu 2 Triệu Đồng/người/ngày

Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.
Hiện nay 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn có tổng số 260 tàu thuyền đánh bắt gần bờ với hơn 900 ngư dân tham gia. Những ngày cuối năm 2013 đầu năm 2014, số lượng ruốc vào gần bờ rất nhiều, ngư dân 2 xã vùng biển đang đẩy mạnh tăng chuyến ra khơi để thu hoạch ruốc. Tính toán sơ bộ, thu nhập hàng ngày của mỗi lao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng.
Ông Hồ Thảo - một ngư dân lâu năm ở thôn An Lộc (xã Quảng Công) cho biết: “Thường mùa ruốc kéo dài từ tháng 10 m lịch đến tháng giêng hoặc tháng 2 m lịch. Nhưng năm nay, sau các cơn bão, nhiều đàn ruốc về gần bờ sớm hơn”.
Tại bãi biển thôn Hải Thanh (xã Quảng Công), 7 ngày qua, hàng chục chiếc thuyền có công suất 20 cp của ngư dân đã tập trung ra cách bờ khoảng 400-500m khai thác ruốc. Anh Phan Tý hồ hởi: “Đây chỉ là nghề phụ của dân biển chúng tôi nhưng thu nhập lại cao. Bình thường mỗi ngày cào ruốc, ngư dân kiếm được đôi ba trăm ngàn. Nhưng trong cả tuần này, thu nhập của một người lên đến 2 triệu/ngày.
Cùng chung niềm vui với anh Tý, ngư dân Nguyễn Văn Đại vui vẻ: “Ruốc vào bờ đến đâu các thương lái thu mua hết đến đó. Thuyền của tôi một ngày thu về trên 4 tạ ruốc tươi, giá giao động từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng/kg”.
Được mùa ruốc trong những ngày này là niềm vui lớn của người dân vùng biển Quảng Điền bởi lẽ nhờ “lộc biển”, nỗi lo sắm sửa, chi tiêu dịp tết Nguyên đán sẽ nhẹ bớt phần nào.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến vừa phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn TP Móng Cái tổ chức tiêu hủy 800kg cá quả có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu.

Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng (Lào Cai), đến thời điểm này, dịch sâu ong ăn lá cây lâm nghiệp (chủ yếu là ăn lá cây mỡ) tại địa phương đã hoàn toàn được khống chế.

Từ tháng 3, vợ chồng chị Dung, Quảng Ninh đã thu gom mua quả thanh mai (dâu rừng) của một số người dân địa phương để bán buôn cho một số đầu mối trong tỉnh. Anh còn lên một số diễn đàn rao bán mặt hàng này nhằm mở rộng thị trường ra một số tỉnh khác.

Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.