Trúng Mùa Ruốc, Ngư Dân Thu 2 Triệu Đồng/người/ngày

Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.
Hiện nay 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn có tổng số 260 tàu thuyền đánh bắt gần bờ với hơn 900 ngư dân tham gia. Những ngày cuối năm 2013 đầu năm 2014, số lượng ruốc vào gần bờ rất nhiều, ngư dân 2 xã vùng biển đang đẩy mạnh tăng chuyến ra khơi để thu hoạch ruốc. Tính toán sơ bộ, thu nhập hàng ngày của mỗi lao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng.
Ông Hồ Thảo - một ngư dân lâu năm ở thôn An Lộc (xã Quảng Công) cho biết: “Thường mùa ruốc kéo dài từ tháng 10 m lịch đến tháng giêng hoặc tháng 2 m lịch. Nhưng năm nay, sau các cơn bão, nhiều đàn ruốc về gần bờ sớm hơn”.
Tại bãi biển thôn Hải Thanh (xã Quảng Công), 7 ngày qua, hàng chục chiếc thuyền có công suất 20 cp của ngư dân đã tập trung ra cách bờ khoảng 400-500m khai thác ruốc. Anh Phan Tý hồ hởi: “Đây chỉ là nghề phụ của dân biển chúng tôi nhưng thu nhập lại cao. Bình thường mỗi ngày cào ruốc, ngư dân kiếm được đôi ba trăm ngàn. Nhưng trong cả tuần này, thu nhập của một người lên đến 2 triệu/ngày.
Cùng chung niềm vui với anh Tý, ngư dân Nguyễn Văn Đại vui vẻ: “Ruốc vào bờ đến đâu các thương lái thu mua hết đến đó. Thuyền của tôi một ngày thu về trên 4 tạ ruốc tươi, giá giao động từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng/kg”.
Được mùa ruốc trong những ngày này là niềm vui lớn của người dân vùng biển Quảng Điền bởi lẽ nhờ “lộc biển”, nỗi lo sắm sửa, chi tiêu dịp tết Nguyên đán sẽ nhẹ bớt phần nào.
Related news

Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.

Thường cua giống được nông dân thả sau tôm từ 1 - 2 tháng và tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên không tốn gì thêm, ngoài tiền mua con giống.

Vài ngày nay, hàng chục chiếc xe chở sắn nối đuôi nhau đậu ở trước cổng Nhà máy tinh bột sắn và tràn ra tận Quốc lộ 1A chờ nhập cho nhà máy, gây mất an toàn giao thông. Qua tìm hiểu từ các tài xế xe, chúng tôi được biết có nhiều xe phải đợi hai ngày mới bán được sắn cho nhà máy.

Bà Nguyễn Thị Thoa -Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu, xem xét các ý kiến của địa phương, đơn vị để điều chỉnh bổ sung trước khi ban hành bộ quy trình kỹ thuật, tiêu chí bình tuyển cây ăn quả đầu dòng trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài những mô hình sản xuất truyền thống, thời gian qua ở Bạc Liêu, những mô hình sản xuất mới đã đem lại hiệu quả thiết thực và đang từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Và cũng từ đó, ngày càng có nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.