Trúng mùa cá cơm

Trên khuôn mặt của ngư dân, ai cũng vui mừng vì các chuyến biển trúng đậm cá cơm, sau nhiều năm vắng bóng.
Ngư dân Phạm Văn Bông, một chủ tàu cá ở Hoà An, cho biết từ ngày 20/ 6 đến nay tàu đánh bắt cá cơm săn ở vùng biển Hòn Khô, Hòn Lao được mùa cá nên ngư dân ai cũng phấn khởi.
Mỗi tàu thuyền công suất 40 mã lực trong một chuyến đánh bắt nhiều thì 3 đến 4 tấn, ít nhất cũng được 1 tấn cá cơm bán với giá bán hiện nay 20.000đ/kg. Có đêm nhiều tàu sau khi trừ phí tổn xong thu 40 đến 50 triệu đồng, có đêm thấp hơn, “bù qua chế lại” một tháng thu trên 150 triệu đồng.
Cá cơm sau khi đưa lên bờ đều được các cơ sở chế biến thủ công mua để sơ chế qua 3 công đoạn: lựa, hấp và phơi. Sau đó, bán lại cho thương lái trong và ngoài tỉnh để XK. Cá cơm không đạt tiêu chuẩn XK được dùng để chế biến nước mắm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/11/2015 tại Thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị “Bàn giải pháp phát triển thủy sản bền vững các tỉnh miền Trung”.

Tuy chính quyền địa phương không khuyến khích nhưng nghề lặn khai thác thủy sản ở đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) ngày càng có nhiều ngư dân tham gia...

Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp với Trạm KNKN TP. Bà Rịa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình giảm nghèo từ nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học” tại xã Long Phước (TP.Bà Rịa). Đến nay, mô hình này bước đầu đã đạt những kết quả tốt.

Cách đây 3 – 4 năm về trước, phong trào nuôi động vật hoang dã ở các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra khá rầm rộ. Tuy nhiên, hiện nay, do nhu cầu thị trường trầm lắng, "đầu ra" khó khăn, nhiều hộ gia đình chăn nuôi chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế khác.

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh của hộ gia đình anh Trần Xuân Sơn, ở xóm Nghĩa Nhân, xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn - Nghệ An) được xem là mô hình mở ra hướng làm giàu mới.