Trúng Đậm Vụ Cá Trích

Vào sáng 25/2 và 26/2 (tức mùng 7, 8 tết), nhiều ngư dân xã Gio Hải và Trung Giang trúng đậm cá trích đầu năm.
Sau những ngày vui xuân đón tết, thời tiết thuận lợi nên bà con ngư dân các xã vùng đông huyện Gio Linh (Quảng Trị) bắt đầu ra khơi đánh bắt thủy sản.
Đặc biệt, liên tục trong những ngày từ mùng 3 tết đến nay, bà con ngư dân xã Gio Hải, Trung Giang phấn khởi vì trúng đậm mùa cá trích. Những con thuyền cập bến với những khoang thuyền đầy ắp cá trích tươi nguyên óng ánh.
Anh Trần Văn Nam, thôn Diêm Hà Hạ, xã Gio Hải cho biết, thời tiết thuận lợi nên thuyền của anh ra khơi từ ngày mùng 2 tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 2 tạ cá. So với đầu xuân năm 2014, cá trích năm nay vừa được mùa vừa được giá – anh Nam cho biết thêm.
Đặc biệt, vào sáng 25/2 và 26/2 (tức mùng 7, 8 tết), nhiều ngư dân xã Gio Hải và Trung Giang trúng đậm cá trích đầu năm.
Ông Nguyễn Minh Sáng thôn Diêm Hà, xã Gio Hải, ngư dân được cho là trúng mẻ cá lớn nhất trong lịch sử đánh bắt cá trích vùng bãi ngang với sản lượng gần 1,5 tấn tâm sự: “Chưa năm nào cá trích được mùa như năm nay. Từ ngày mùng 4 tết đến nay, ngày nào thuyền của tôi cũng đánh được trên 1 tạ cá, riêng sáng 25/2 thuyền của tôi trúng gần 1,5 tấn cá trích”.
Không giấu được niềm vui vì cũng trúng đậm luồng cá lớn gần 1 tấn, anh Nguyễn Văn Bình thôn Cang Gián, xã Trung Giang hồ hởi kể: "Năm nay cá trích được mùa chưa từng có, từ ngày mồng 4 tết đến nay thuyền của tôi trúng đậm liên tục.
Đặc biệt, ngày 26/2 hơn 10 thuyền trong thôn đều trúng đậm từ 3- 5 tạ, riêng thuyền của tôi trúng mẻ cá gần 1 tấn thu về gần 10 triệu đồng”.
Theo kinh nghiệm của các ngư dân ở đây, vụ cá trích năm nay được mùa là nhờ những đợt gió mùa liên tục, sau đợt gió mùa thì cá trích sẽ xuất hiện nhiều. Với nhiều ngư dân, nhất là ngư dân không có nhiều vốn cho những chuyến biển đánh bắt xa bờ và những ngư dân nghèo thì cá trích chính là cứu cánh và là niềm hy vọng cho một năm được mùa biển.
Theo chị Hồ Thị Lĩnh, một thương lái chuyên thu mua cá trích cho biết, so với mọi năm, cá trích năm nay được giá hơn vì có đầu ra ổn định. Hiện nay, trên thị trường cá trích từ 7.000đ – 10.000đ/kg.
Hiện tại, hai xã Gio Hải và Trung Giang huyện Gio Linh có gần 500 ghe thuyền của bà con ngư dân chuyên làm nghề đánh bắt cá trích. Bình quân mỗi ngày đầu xuân năm nay các ngư dân xã Gio Hải, Trung Giang đánh bắt được khoản 10 – 15 tấn, thu về khoảng 50- 70 triệu đồng.
Với những ngư dân nghèo vùng bãi ngang huyện Gio Linh thì cá trích như là món quà quý giá từ lòng biển mẹ, là lộc biếc của quê hương ban tặng đầu xuân mới. Trong những ngày đầu xuân này thì những mẻ lưới nặng đầy cá trích là tín hiệu vui, tiếp thêm niềm tin tưởng và hi vọng về một năm mới làm ăn thuận lợi của ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.

Thanh long ruột đỏ là loại cây được trồng phổ biến trên vùng đất gò. Đối với xứ biển, đây là cây trồng được xếp vào diện “lạ”. Dám nghĩ, dám làm, anh Lê Văn Trung (ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) đã đem giống cây “lạ” này về trồng trên vùng đất cát và đã gặt… “mùa vàng”.

Dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long xảy ra từ nhiều năm nay, đã gây thiệt hại nặng cho người trồng thanh long mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đây là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng như lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm và đã phối hợp tổ chức các Hội nghị triển khai, chỉ đạo nhiều biện pháp để xử lý dịch bệnh đốm nâu, giúp nông dân an tâm trong sản xuất.