Nguy cơ tái phát bệnh tai xanh trên đàn lợn
Theo Chi cục Thú y tỉnh Hậu Giang, đàn lợn của tỉnh đang đứng trước nhiều mối đe dọa nhiễm bệnh, đáng lo ngại nhất là tình hình dịch bệnh đang lây lan nhanh trên đàn lợn tại tỉnh Sóc Trăng - địa phương giáp ranh với tỉnh Hậu Giang.
Đến thời điểm này dịch bệnh tai xanh đã lan rộng ra 3 huyện, thành phố của tỉnh Sóc Trăng, với số lợn mắc bệnh hơn 600 con; trong đó đã tiêu hủy gần 400 con.
Riêng tỉnh Bạc Liêu, tuy chưa công bố có dịch, nhưng những ngày qua xuất hiện lợn bệnh, chết rải rác trong các hộ chăn nuôi.
Điều người dân lo lắng là nhiều lợn chết ở tỉnh này không được tiêu hủy, chôn xác đúng quy trình mà lại vứt xác xuống sông rạch, trong khi nhiều tuyến kênh ở các tỉnh trên cùng chung dòng nước, mầm bệnh tiềm ẩn theo nguồn nước lây lan sang đàn lợn là khó tránh khỏi.
Có thể bạn quan tâm
Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.
Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.
Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.
Vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp 20 ha giống lúa lai Syn 6 tại xã Nham Sơn.
Câu hỏi niên vụ mía đường năm nay đắng hay ngọt vẫn còn là ẩn số. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: Quyết tâm của Hiệp hội cũng như đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là làm sao không để nông dân bị thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất mía.