Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Hướng tới nền nông nghiệp bền vững
Ngày đăng: 30/10/2015

Điều đó đã cuốn hút người chăn nuôi mạnh dạn đối ứng với nguồn vốn hỗ trợ của dự án để xây dựng công trình khí sinh học.

Ông Nguyễn Thành Nghĩa, điều phối viên Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Bến Tre cho biết, được Trung ương phân bổ vốn, Sở NN-PTNT Bến Tre đã thành lập Ban quản lý dự án của tỉnh.

PGĐ Sở NN-PTNT kiêm nhiệm Giám đốc BQL dự án.

1 cán bộ Sở NN-PTNT và 1 cán bộ Trung tâm tâm KN-KN kiêm nhiệm công việc điều phối viên dự án.

Các xã, phường, thị trấn chọn 1 cán bộ kiêm nhiệm do lãnh đạo địa phương đề cử.

Tại các huyện, Trưởng trạm Khuyến nông làm kiêm nhiệm sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ các địa phương đăng ký.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ huyện phải trực tiếp đi khảo sát và tư vấn cho người chăn nuôi phương thức xây dựng dựa trên số lượng tổng đàn và nhu cầu phát triển; kiểu mẫu kích cỡ; hướng dẫn kỹ thuật, nơi lắp đặt hầm biogas và đội thợ xây của dự án đã qua tập huấn…

Ông Xốt cho biết, 3 triệu đồng dự án hỗ trợ nhận rất đơn giản, xây dựng xong công trình khí sinh học, cán bộ nghiệm thu thì trong vòng 60 ngày tiền chuyển về theo đường bưu điện đến tận xã.

Tiền vay ngân hàng thì căn cứ theo hồ sơ thẩm định của dự án (gia đình có khả năng trả nợ từ 1 ha bưởi da xanh).

Có trường hợp người dân phải chấp nhận phương án giao sổ đỏ cho ngân hàng giữ hộ thì mới được vay.

Công trình khí sinh học xây dựng bằng kỹ thuật KT2 được bảo hành 1 năm, công trình composit được bảo hành 3 năm.

Khi hoàn tất hồ sơ, cán bộ huyện báo cáo ngay về BQL dự án ký hợp đồng với nhà tài trợ.

Xây dựng xong địa phương báo cáo BQL dự án thẩm định và hoàn tất hồ sơ để báo cáo về BQL dự án Trung ương.

Theo đó sẽ được giải ngân 3 triệu đồng/công trình qua đường bưu điện.

BQL dự án Trung ương ký hợp đồng với bưu điện chuyển tiền về đến tận xã, người dân mang giấy chứng minh là nhận tiền không thiếu một đồng.

Còn đối với 80% vốn vay từ Ngân hàng NN-PTNT thì tùy theo điều kiện kinh tế nông hộ, ngân hàng sẽ cho vay tín chấp hay thế chấp.

Điển hình như trường hợp ông Nguyễn Văn Xốt, ấp Tân Long 2 (xã Tân Thành Bình, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre), Ngân hàng NN-PTNT cho vay 20 triệu đồng để xây dựng công trình khí sinh học, thời gian 3 năm, lãi suất 0,6% mà không cần phải thế chấp giấy chủ quyền sử dụng đất.

Bà Phan Thị Thu Sương, Giám đốc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Bến Tre cho biết, BQL dự án Trung ương hỗ trợ cho tỉnh 3.600 công trình khí sinh học quy mô nhỏ, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình; 4 công trình khí sinh sinh học quy mô vừa, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/công trình và 1 công trình quy mô lớn, mức hỗ trợ 20 triệu đồng.

Ngoài ra, dự án còn tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về công nghệ khí sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi an toàn, kỹ thuật xây lắp đặt công trình khí sinh học, cách vận hành công trình sau khi xây dựng...

Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xúc tiến, xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu; sử dụng hiệu quả phế, phụ phẩm trong nông nghiệp tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn...


Có thể bạn quan tâm

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

03/03/2014
Làng Nuôi Lợn Làng Nuôi Lợn

Trong khi nhiều thôn, xã vẫn đang loay hoay việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại giá trị kinh tế cao nhất thì ở thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên - Tuyên Quang), lâu nay con lợn đã được định hình là con làm giàu của người dân trong thôn. Chuyện nuôi lợn tưởng như ở đâu cũng thế, nhưng có nghe người chăn nuôi kể chuyện mới thấy cũng lắm công phu.

03/03/2014
Cây Hồ Tiêu Ở Chư Đăng Ya (Gia Lai) Cây Hồ Tiêu Ở Chư Đăng Ya (Gia Lai)

Cây hồ tiêu xuất hiện ở Chư Đăng Ya-xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah (Gia Lai) từ năm 2008 với quy mô nhỏ lẻ và chính thức phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.

03/03/2014
Hạt Điều Lép “Ép Chết” Nông Dân! Hạt Điều Lép “Ép Chết” Nông Dân!

Mới vào đầu vụ thu hoạch điều nhưng người trồng điều đã cảm thấy bất an khi giá cứ giảm mỗi ngày. Đầu vụ, mỗi kilôgam điều giá 27 ngàn đồng thì khoảng 10 ngày sau chỉ còn 24-25 ngàn đồng. Giá điều tiếp tục giảm khiến nông dân nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

03/03/2014
Hỗ Trợ Gần 10 Tỷ Đồng Cho Nông Dân Có Diện Tích Lúa Bị Dịch Muỗi Hành Gây Hại Hỗ Trợ Gần 10 Tỷ Đồng Cho Nông Dân Có Diện Tích Lúa Bị Dịch Muỗi Hành Gây Hại

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn về việc cấp kinh phí bổ sung gần 10 tỷ đồng cho 5 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và Tháp Mười nhằm hỗ trợ các khoản chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân có diện tích lúa đông xuân 2013-2014 bị dịch muỗi hành gây hại.

03/03/2014