Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả
Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) ngoài cây cam xoàn mang lại hiệu quả kinh tế thì cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân đâu tư trồng và bước đầu cho lợi nhuận kinh tế ổn định.
Ông Trần Tấn Thuấn ngụ ấp Hưng Lợi Đông, xã Long Hưng B trồng 150 gốc cây thanh long ruột đỏ và qua một năm chăm sóc, vườn thanh long của ông cũng đã bắt đầu cho thu hoạch, mỗi đợt cho năng suất từ 80 - 100kg, với giá bán hiện tại từ 15.000 - 20.000 đ/kg, trừ chi phí mỗi năm ông thu lãi trên 40 triệu đồng. Ngoài việc bán trái, ông còn bán cây giống cho người dân trong xã và các xã lân cận.
Theo ông Thuấn, thanh long ruột đỏ rất dễ chăm sóc, vốn đầu tư ít hơn so với các loại cây ăn trái khác và có thể thu hoạch quanh năm. Hiện nay tại xã Long Hưng B, bà con nông dân đã đầu tư trồng trên 2ha cây thanh long ruột đỏ và bước đầu mang lại hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Anh Vũ cho biết: Đàn gà nhiều, mình tự tiêm phòng cho gà, nên mỗi đợt tiêm phòng hai vợ chồng phải làm việc cật lực cả ngày đêm. Quá trình nuôi mình liên tục quan sát, thấy con gà nào lơ ăn cho tách riêng theo dõi, chữa trị. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, tăng cường thức ăn, nước uống giàu vitamin để gà tăng sức đề kháng. Nhờ vậy đàn gà tránh được dịch bệnh, cho trứng đạt tỉ lệ 80% trở lên.
Ngoài ra, sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường gần đây vẫn ở mức bình thường, thậm chí có phần yếu do có giá bán cao hơn so với nhiều loại cá, thịt khác. Với nguồn cung dồi dào, cùng xu hướng giảm giá của xăng dầu và nhiều loại thực phẩm tươi sống khác, giới kinh doanh thịt heo dự đoán, giá heo hơi sẽ có xu hướng bình ổn trong thời gian tới, khó biến động tăng mạnh trở lại dù nhu cầu tiêu thụ thịt heo được dự đoán tăng cao vào dịp lễ, Tết cuối năm.
Ông Huỳnh Thanh Hải (thôn 4, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak) bắt tay vào xây dựng trang trại nuôi gà từ năm 2011, trên diện tích 1,25 ha đất trồng cà phê già cỗi. Từ 3 nhà lạnh với quy mô 3.500 con/nhà, đến nay ông đã phát triển thành một hệ thống trang trại khép kín với 7 nhà lạnh nuôi gà đẻ trứng; mỗi nhà lạnh có diện tích hơn 500 m2.
Trên cơ sở các kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Châu Phú sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để bà con nông dân nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Đồng thời, đưa ra giải pháp cho việc trồng nguồn nguyên liệu (cỏ, bắp non) và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, huyện Thường Xuân có trên 1.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở Lâm trường Thường Xuân và rải rác trong các hộ dân. Sau năm 1986, diện tích quế bị khai thác ồ ạt, người dân không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế dần bị phá bỏ.