Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng

Những ruộng rau bắp cải xanh tươi, chắc mập, có vị ngọt đậm... phát triển tốt ở vùng khí hậu lạnh của xã Sảng Tủng (Đồng Văn) đem về thu nhập khá cho rất nhiều hộ đồng bào người Mông.
Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.
Đặc biệt, bắp cải là cây trồng rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở xã, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cây bắp cải ở đây có thể trồng từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau.
Người trồng rau bắp cải ở đây cũng khẳng định, đây là một cây trồng cho thu nhập tốt. Đến thăm thôn Séo Lủng B, nơi có diện tích trồng rau bắp cải lớn nhất xã với diện tích 20 ha; chị Sùng Thị Dính, một hộ trồng rau cho biết: “nhà tôi có diện tích 0,4 ha trồng rau bắp cải được 2 vụ rồi.
Cây rau này dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, sau vài tháng là có thể bán được; vụ trước nhà tôi thu về được khoảng 25 triệu đồng từ tiền bán rau bắp cải. Hiện giá bán tại vườn là 7.000đ/kg, mang ra chợ bán thì có giá từ 12 – 15.000đ/kg”.
Được biết, thị trường tiêu thụ rau bắp cải khá lớn do chất lượng của rau ngon, có mùi vị đậm đà riêng biệt. Anh Giàng Sáu Và, thôn Séo Lủng B, chia sẻ: “Nhà tôi có diện tích 0,3 ha trồng rau bắp cải, với giá bán hiện tại thì ước tính có thu nhập khoảng hơn 20 triệu đồng/vụ. Bây giờ, việc buôn bán khá thuận lợi do có thương lái đến tận nhà thu mua. Ngoài ra, nhà tôi còn mang đi bán tại các phiên chợ ở Đồng Văn, người mua rất thích rau bắp cải trồng ở đây vì rau sạch và ngon”.
Trồng rau vụ Đông ngày càng được người dân ở xã quan tâm, không chỉ do nhìn thấy lợi ích từ cây rau vụ Đông mang lại qua các hộ trồng rau trước mà còn nhờ sự quan tâm của chính quyền xã trong việc định hướng, tuyên truyền cho người dân về thực hiện trồng cây vụ Đông làm tăng giá trị sử dụng đất.
Chủ tịch UBND xã Sảng Tủng, Lầu Mí Chơ, cho biết: “xã bắt đầu triển khai trồng rau vụ Đông từ năm 2011 đến nay, xã đã phân công cho cán bộ đi vào thôn tuyên truyền cho nhân dân hiểu về lợi ích khi trồng rau, cùng hỗ trợ của Nhà nước như Chương trình 30a hỗ trợ giống bắp cải chính vụ là 30 triệu đồng, trái vụ là 9 triệu đồng. Nhờ đó, diện tích rau bắp cải được nhân rộng ra 7 thôn với tổng diện tích là 40 ha, tăng 2 lần so với năm trước.
Được biết, hiện thị trường tiêu thụ rau rất tốt, các hộ chuyên cung cấp cho các nhà hàng, chợ, trường học ở trên địa bàn huyện Đồng Văn và một số chợ khác ở Mèo Vạc, Yên Minh. Qua khảo sát, các hộ trồng rau đều có thu nhập trung bình khoảng 40.000.000đ/vụ.
Đến nay, người dân đã tự giác trồng rau vụ Đông, xã không còn phải đi tuyên truyền như trước nữa do nhìn thấy giá trị của cây vụ Đông mang lại còn lớn hơn cả vụ chính. Năm tới, xã có hướng triển khai thêm các diện tích rau trái vụ, vận động người dân chọn ra những diện tích đất tốt để chuyên canh trồng rau”.
Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32421&CatID=150&MN=26
Có thể bạn quan tâm

Trong cơ cấu thị trường XK, Australia chỉ chiếm 2,4% nhưng XK sang thị trường này năm nay tăng rất nhanh. Theo thống kê của Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, XK cua ghẹ từ Việt Nam sang Australia đạt 889 nghìn USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, XK cua ghẹ sang Australia tăng 236,5%.

Áp lực hội nhập quốc tế đang đến rất gần, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát rốt ráo chỉ đạo tìm giải pháp xốc lại ngành chăn nuôi - lĩnh vực được xem là có sức cạnh tranh kém nhất trong nông nghiệp.

Mặc dù chưa chính thức tham gia vào các hiệp định về tự do hóa thương mại để nông sản của các nước có thể trao đổi, xuất và nhập khẩu vào thị trường chung với thuế suất thấp nhưng thịt gia cầm châu Âu và Mỹ đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam với giá còn rẻ hơn cả ở nơi xuất đi…
Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thấp... là những khó khăn phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp- PTNT sẽ tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản, chú trọng chất lượng hơn là sản lượng.

Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.