Trồng thanh hao
Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao từ 2 - 3 m, lá nhỏ, mùi hắc và có vị rất đắng. Cây ít bị sâu bệnh, thời gian sinh trưởng gần 200 ngày. Trồng thanh hao lấy lá dùng để chưng cất tinh dầu, làm các loại thuốc chữa bệnh, đặc biệt là thuốc chống sốt rét...
Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ sống, không chịu được ngập úng nên rất phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương, ít phải chăm bón mà cho năng suất cao. Theo nhiều nông dân ở đây, thanh hao chỉ trồng được 1 vụ trong năm. Thời gian trồng từ tháng 1, bởi đây là loại cây ưa lạnh, hợp với khí hậu vụ đông xuân, đến tháng 5 thu hoạch và kết thúc vụ vào cuối tháng 7.
Ông Nguyễn Xuân Quyết, thôn Đồng Ngâu, xã Quỳnh Giao chia sẻ: So với cây lạc hoặc đậu tương, cây thanh hao cho thu nhập cao gấp 1,5 - 2 lần. Cùng trên diện tích, nếu trồng lạc, ngô, đậu tương thì phải bỏ nhiều công sức ra chăm bón, tiền phân, tiền giống, chăm sóc tốt thì cuối vụ cũng chỉ thu tối đa 500.000 đồng. Nhưng cũng trên diện tích đó, cây thanh hao cho thu nhập từ 800.000 - 1 triệu đồng.
Cách chăm bón cũng không khó. Ngoài lượng phân chuồng bón lót lúc mới trồng, trong quá trình cây phát triển, bà con cũng chăm sóc giống như lạc, đậu tương... nhưng lượng phân rất ít và phải thường xuyên dọn cỏ.
Thực tế cho thấy, trồng cây thanh hao có thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lạc, lúa, ngô. Ông Quyết tính nhẩm, năng suất trung bình 1 sào thanh hao đạt khoảng 2 - 2,5 tạ lá khô, với giá bán dao động 18.000 - 20.000 đ/kg.
Trong khi đó, chi phí đầu tư thấp, chỉ từ 150.000 - 180.000 đ/sào. Nhiều người dân có kinh nghiệm có thể tự nhân giống cho năm sau. Trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi sào thanh hao cho thu lãi hơn 4 triệu đồng.
Thu hoạch thanh hao khá dễ, chỉ cần cắt tỉa các cành già xung quanh, về phơi khô rồi rũ đập lấy lá vụn là xuất bán. Sản phẩm khô đến đâu thương lái thu mua đến đó. Tuy nhiên, trồng thanh hao vẫn bấp bênh đầu ra vì giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, có năm giá giảm xuống còn 5.000 đ/kg, khiến người trồng khóc dở mếu dở. Ngoài thu bán lá làm thuốc, cây thanh hao sau khi thu hoạch còn được dùng làm gậy chống để trồng dưa leo.
Hiện nay, người dân trồng thanh hao đã chủ động được cây giống, nắm bắt được kỹ thuật chăm bón, đồng thời với đặc tính của thanh hao có thể thu hoạch rải ra nhiều lần (thu hoạch lá 3 - 4 lần/vụ), chứ không thu hái tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.
Dù ủng hộ chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển dần sang đóng tàu vỏ sắt, nhưng nhiều ngư dân và chuyên gia cho rằng cần tránh chạy theo phong trào đóng tàu vỏ sắt, bởi tàu gỗ công suất lớn vẫn mang lại hiệu quả cao tùy theo mô hình, phương thức đánh bắt...
Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.
Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.