Trồng Su Su Lấy Ngọn – Cơ Hội Làm Giàu Cho Nông Dân
So với cấy lúa, trồng ngô, trồng sắn…thì trồng su su đạt hiệu quả gấp 6,7 lần. Đó là nhận định của bà con nông dân tại xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Là xã vùng cao khó khăn của huyện Tân Lạc cuộc sống chỉ trông chờ vào bông lúa, củ khoai, củ sắn trồng trên những quả đồi đất bạc màu nên quanh năm đói. Từ năm 2008, được sự đầu tư hỗ trợ từ nguồn vốn CDF (gọi tắt là dự án PS - ADR). Dự án triển khai đầu tư cho các xã vùng cao chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và chọn cây su su là cây trồng chủ lực từng bước xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
Men theo con đường đồi núi chúng tôi đến thăm gia đình anh Dương Văn Bảo Xóm Biệng, xã Quyết Chiến , Tân Lạc, Hoà Bình. Một trong những hộ gia đình trồng su su nhiều nhất, hiện anh có hơn 6 ha su su vừa lấy ngọn và lấy quả (lấy ngọn 4ha, lấy quả hơn 2ha). Anh tâm sự: “trước kia bãi đất này là bãi hoang cỏ mọc um tùm, cày cấy thì không được, mỗi vụ chỉ trồng được ít ngô.
Từ khi có dự án đưa về, tôi đã mạnh dạn trồng trên diện tích này và trồng hai loại su su lấy ngọn và su su lấy quả.”. Từ tháng thứ 5 là cây su su cho thu hoạch, với su su ngọn cứ cách 2-3 ngày là lại cho cắt ngọn và giá cả khác nhau, với thị trường khan hiếm rau như hiện nay thì mỗi cân su su tăng lên từ 4-5 ngàn đồng. thời điểm trước cách đây một, hai tháng mỗi cân su su quả giá khoảng 4 ngàn đồng, su su ngọn 9 ngàn đồng thu mua tại vườn. Nhưng giờ đây những người nông dân làm vườn rất phấn khởi vì được giá, nhiều hộ dân đã thoát nghèo có của ăn của để nhờ cây su su.
Nhìn vườn su su xanh mướt đang trải rộng và bắt đầu cho thu hoạch rộ, gia đình anh Bảo phải thuê thêm nhân công từ 8-10 người làm. Thu hoach đến đâu là tiêu thụ đến đó, cứ cách 3 ngày lại có những chuyến xe ô tô từ Hà Nội, Nam Định lăn bánh về với bà con tận thu tại vườn lên bà con yên tâm về đầu ra.
Anh vui mừng nói: “ rau ở đây là rau sạch, tôi và bà con không hề phun bất cứ một loại thuốc sâu nào lên rau su su như thương hiệu nên không chỉ Hà Nội, Nam Định đến mua mà còn rất nhiều nơi khác đến…Như gia đình tôi năm 2009 vừa rồi trừ chi phí thu về lợi nhuận 600-700 triệu đồng”.
Rời khỏi gia đình anh Bảo chúng tôi nghé qua gia đình chị Bùi Thị Bia ở xóm Biệng cho biết: “trồng su su lấy ngọn cho năng xuất cao gấp nhiều lần so với các cây trồng bản địa như lúa, ngô, khoai, sắn…trước gia đình tôi nghèo lắm giờ trồng cây su su này cũng có bát cơm, bát gạo, có tiển cho con đi học cái chữ”.
Không chỉ gia đình anh Bảo, Chị Bia được năm bội thu từ cây su su, mà hầu hết bà con nhân dân xã Quyết Chiến nhà nào nhà đấy náo nức thu hoạch su su đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã Quyết Chiến hiện có hơn 11,5 ha diện tích trồng su su, nhờ cây su su mà nhiều hộ gia đình trong thôn xóm sắm được các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình như ti vi, tủ lạnh…
Ông Bùi Văn Bến – Phó chủ tịch UBND xã Quyết Chiến khẳng định: “mô hình trồng su su lấy ngọn đã khẳng định được sức sống bền bỉ đã đưa nhiều hộ gia đình thoát nghèo có của ăn của để, nhiều hộ còn giàu có từ cây trồng này. Thời gian tới xã tiếp tục tận dụng những diện tích đất đồi, đất bưa bãi không thể cày cấy được chuyển sang trồng su su tăng thêm diện tích.”
Quyết chiến đang “thay da đổi thịt” từng ngày mới thấy hết được ý chí vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây, biến những gì khó khăn thành yếu tố thuận lợi để từng ngày làm giàu trên mảnh đất vùng cao này.
Có thể bạn quan tâm
Với chi phí đầu tư trên 300 triệu đồng/ha, chỉ trong hơn 2 năm, người dân ở hai huyện Châu Thành (Long An), Chợ Gạo (Tiền Giang) đã bỏ ra trên 810 tỷ đồng để trồng mới hơn 2.700ha thanh long, dù họ không biết chắc là trồng thanh long có lời hơn trồng lúa hay các loại hoa màu khác hay không.
10 năm qua (2003 - 2012), các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.
Tính đến cuối năm 2012, tổng đàn bò trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) có gần 18.500 con. Bà con nông hộ thường chọn nuôi các giống bò ngoại như: Bradman, RedShinhi, Sahiwal, Lymousine và bò lai tạo từ bò địa phương với các giống bò ngoại, phân bố tập trung tại các xã An Thạnh, Thành Thới A, Đa Phước Hội và Tân Trung.
Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.
Qua 2 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Ninh Hòa (huyện Hồng Dân) đã xây dựng 11 mô hình sản xuất nhân giống lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản; thành lập 124 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với 398 lao động tham gia.