Trồng Su Su Lấy Ngọn – Cơ Hội Làm Giàu Cho Nông Dân

So với cấy lúa, trồng ngô, trồng sắn…thì trồng su su đạt hiệu quả gấp 6,7 lần. Đó là nhận định của bà con nông dân tại xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Là xã vùng cao khó khăn của huyện Tân Lạc cuộc sống chỉ trông chờ vào bông lúa, củ khoai, củ sắn trồng trên những quả đồi đất bạc màu nên quanh năm đói. Từ năm 2008, được sự đầu tư hỗ trợ từ nguồn vốn CDF (gọi tắt là dự án PS - ADR). Dự án triển khai đầu tư cho các xã vùng cao chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và chọn cây su su là cây trồng chủ lực từng bước xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
Men theo con đường đồi núi chúng tôi đến thăm gia đình anh Dương Văn Bảo Xóm Biệng, xã Quyết Chiến , Tân Lạc, Hoà Bình. Một trong những hộ gia đình trồng su su nhiều nhất, hiện anh có hơn 6 ha su su vừa lấy ngọn và lấy quả (lấy ngọn 4ha, lấy quả hơn 2ha). Anh tâm sự: “trước kia bãi đất này là bãi hoang cỏ mọc um tùm, cày cấy thì không được, mỗi vụ chỉ trồng được ít ngô.
Từ khi có dự án đưa về, tôi đã mạnh dạn trồng trên diện tích này và trồng hai loại su su lấy ngọn và su su lấy quả.”. Từ tháng thứ 5 là cây su su cho thu hoạch, với su su ngọn cứ cách 2-3 ngày là lại cho cắt ngọn và giá cả khác nhau, với thị trường khan hiếm rau như hiện nay thì mỗi cân su su tăng lên từ 4-5 ngàn đồng. thời điểm trước cách đây một, hai tháng mỗi cân su su quả giá khoảng 4 ngàn đồng, su su ngọn 9 ngàn đồng thu mua tại vườn. Nhưng giờ đây những người nông dân làm vườn rất phấn khởi vì được giá, nhiều hộ dân đã thoát nghèo có của ăn của để nhờ cây su su.
Nhìn vườn su su xanh mướt đang trải rộng và bắt đầu cho thu hoạch rộ, gia đình anh Bảo phải thuê thêm nhân công từ 8-10 người làm. Thu hoach đến đâu là tiêu thụ đến đó, cứ cách 3 ngày lại có những chuyến xe ô tô từ Hà Nội, Nam Định lăn bánh về với bà con tận thu tại vườn lên bà con yên tâm về đầu ra.
Anh vui mừng nói: “ rau ở đây là rau sạch, tôi và bà con không hề phun bất cứ một loại thuốc sâu nào lên rau su su như thương hiệu nên không chỉ Hà Nội, Nam Định đến mua mà còn rất nhiều nơi khác đến…Như gia đình tôi năm 2009 vừa rồi trừ chi phí thu về lợi nhuận 600-700 triệu đồng”.
Rời khỏi gia đình anh Bảo chúng tôi nghé qua gia đình chị Bùi Thị Bia ở xóm Biệng cho biết: “trồng su su lấy ngọn cho năng xuất cao gấp nhiều lần so với các cây trồng bản địa như lúa, ngô, khoai, sắn…trước gia đình tôi nghèo lắm giờ trồng cây su su này cũng có bát cơm, bát gạo, có tiển cho con đi học cái chữ”.
Không chỉ gia đình anh Bảo, Chị Bia được năm bội thu từ cây su su, mà hầu hết bà con nhân dân xã Quyết Chiến nhà nào nhà đấy náo nức thu hoạch su su đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã Quyết Chiến hiện có hơn 11,5 ha diện tích trồng su su, nhờ cây su su mà nhiều hộ gia đình trong thôn xóm sắm được các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình như ti vi, tủ lạnh…
Ông Bùi Văn Bến – Phó chủ tịch UBND xã Quyết Chiến khẳng định: “mô hình trồng su su lấy ngọn đã khẳng định được sức sống bền bỉ đã đưa nhiều hộ gia đình thoát nghèo có của ăn của để, nhiều hộ còn giàu có từ cây trồng này. Thời gian tới xã tiếp tục tận dụng những diện tích đất đồi, đất bưa bãi không thể cày cấy được chuyển sang trồng su su tăng thêm diện tích.”
Quyết chiến đang “thay da đổi thịt” từng ngày mới thấy hết được ý chí vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây, biến những gì khó khăn thành yếu tố thuận lợi để từng ngày làm giàu trên mảnh đất vùng cao này.
Related news

Vừa qua, 20 cá thể trai tai tượng khổng lồ (ngư dân gọi là sò tượng) trên một tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) vừa ngoài khơi về cập bến đã bị Bộ đội Biên phòng bắt và tạm giữ. Lý do mà cơ quan chức năng viện dẫn để thực thi nhiệm vụ là, việc khai thác trên của ngư dân là hoàn toàn trái với pháp luật của Việt Nam và quốc tế.

Niên vụ 2014-2015, KCP sẽ miễn lãi suất đầu tư giống, phân bón, trang thiết bị nông nghiệp vùng mía; đầu tư tiền mặt cho nông dân với lãi suất 0,85%/tháng; hỗ trợ 3.100 đồng/tấn mía để nâng cấp giao thông nội đồng.

Ngày 14-3, các xã nuôi tôm trọng điểm ven Đầm Nại huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đồng loạt ra quân triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” kênh mương nuôi trồng thủy sản.

Ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) ai cũng biết nông dân Nguyễn Hồng Phúc và vợ là bà Trần Thị Lý Mai đã vươn lên từ nghèo khó, có thu nhập ổn định từ nghề nuôi thỏ và nuôi chim bồ câu.

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều kiện thời tiết, các loài thiên địch hiện diện ngoài đồng (bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang,...), Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới.