Trồng Sen Dễ Bán, Lãi Khá

Nhu cầu thị trường ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận trồng sen đạt trên 100 triệu đ/ha/vụ.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lí, nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng sen, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen. Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành…cũng có nhiều hộ dân đã chuyển từ lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.
Trong đó, có hơn 70% diện tích trồng sen trắng để lấy ngó và diện tích còn lại trồng sen hồng để lấy gương.
Sen trồng chỉ sau một tháng tuổi đã cho thu hoạch ngó hoặc gương. Cứ 2 ngày thu hoạch 1 lần, với năng suất bình quân đạt từ 100 đến 150 kg ngó thương phẩm/ha, giá bán tại ruộng cho thương lái dao động từ 14.000 đến 16.000 đ/kg.
Sen trồng lấy gương cho năng suất bình quân từ 60 đến 70/kg/ha, giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đ/kg. Đặc biệt, nhu cầu thị trường ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận trồng sen đạt trên 100 triệu đ/ha/vụ.
Related news

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.