Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Sắn Đang Có Lãi

Trồng Sắn Đang Có Lãi
Ngày đăng: 10/09/2014

Giá sắn (mì) hiện đang được thu mua tại Bình Định là 1.850đ/kg. Người trồng sắn cho biết, giá sắn tươi chỉ cần 1.000đ/kg là đã có lãi, còn với mức giá nói trên, cây sắn Bình Định đang đẻ ra tiền...

Ổn định giá

Theo Cty CP Chế biến tinh bột sắn XK Bình Định (BDSTAR), từ đầu vụ SX (cuối tháng 8/2014) đến nay, giá thu mua sắn là 1.850đ/kg với sắn có hàm lượng tinh bột đạt 30%. “Giá sắn chỉ cần đứng ở mức 1.000đ/kg nông dân đã có lãi”, ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), khẳng định.

Theo tính toán của nông dân, với mức giá nói trên, mỗi ha sắn có năng suất bình quân trên 20 tấn/ha sẽ có doanh thu trên 37 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí, người trồng có lãi ròng từ 12-15 triệu đồng/ha.

Để hai bên cùng có lợi, BDSTAR đã ban hành, điều chỉnh các chính sách đầu tư, thu mua nguyên liệu hợp lý, bảo đảm cho nông dân trồng sắn có lãi trên 30%. Đối với các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy, BDSTAR hỗ trợ cho nông dân mượn giống và vốn để đầu tư SX; đến kỳ thu hoạch, BDSTAR sẽ bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường tại thời điểm.

Ngoài ra, để người trồng sắn yên tâm đầu tư SX, BDSTAR còn ký kết hợp đồng cam kết thu mua nguyên liệu với nông dân theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. “Chúng tôi rất quan tâm đến công tác tổ chức thu mua nguyên liệu. Theo đó, chúng tôi đã chấn chỉnh phương pháp thu mua để tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân trong việc tiêu thụ.

Công ty đã hợp đồng với các nhà xe vận chuyển sắn nguyên liệu, không để nông dân phải chờ đợi phương tiện vận chuyển sau khi thu hoạch, làm ảnh hưởng đến sản lượng và hàm lượng tinh bột. Sau khi cân nhập vào bãi chứa nguyên liệu của nhà máy, nông dân được thanh toán tiền mặt ngay”, ông Nguyễn Minh Thắng, Phó phòng kinh doanh BDSTAR, cho biết.

Không lo ế

“Trong vụ SX trước, BDSTAR đã thu mua trên địa bàn Bình Định và các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên 70.000 tấn sắn nguyên liệu; SX, chế biến được 16.000 tấn tinh bột. Nhờ thị trường tiêu thụ trong nước và XK sang Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pêru… khá ổn định, bình quân ở mức từ 415 - 420 USD/tấn tinh bột sắn nên sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Riêng vụ SX này, công ty dự kiến thu mua 120 ngàn tấn sắn nguyên liệu để chế biến 30 ngàn tấn tinh bột”, ông Nguyễn Minh Thắng, cho hay.

Thông tin BDSTAR nâng công suất lên gấp đôi (từ 60 tấn lên 120 tấn sản phẩm/ngày) đã khiến người trồng sắn Bình Định yên tâm, bởi sẽ hết lo sắn ế.

Để đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ nhà máy sau khi nâng công suất, thời gian qua, BDSTAR đã triển khai nhiều chính sách đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu của nhà máy từ 4.400 ha lên 8.800 ha sắn tại các huyện trọng điểm như: Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và các tỉnh trong khu vực như Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum…

Cũng theo ông Nguyễn Minh Thắng, BDSTAR đã phối hợp với Sở NN-PTNT Bình Định quy hoạch lại vùng nguyên liệu sắn tại các huyện trọng điểm sản xuất sắn của tỉnh; đồng thời phối hợp với Trung tâm KN-KN Bình Định và chính quyền các địa phương vùng nguyên liệu tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm, nhân các giống sắn mới có tiềm năng năng suất, sản lượng cao đưa vào sản xuất để thay thế các giống cũ thoái hóa.

BDSTAR đã đưa các giống mới như KM 140, KM 419, Lay Joong 09 vào khảo nghiệm. Kết quả rất khả quan, năng suất sắn đạt bình quân trên 40 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trên 30%. Đây là các giống sắn khá phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương, có thể trồng rải vụ để phục vụ nhu cầu SX liên tục của nhà máy...

Cũng theo ông Nguyễn Minh Thắng, Phó phòng kinh doanh BDSTAR, với hệ thống dây chuyền SX đồng bộ, công nghệ tiên tiến, hiện đại NK từ châu Âu và được lắp đặt bởi các chuyên gia Thái Lan, sản phẩm tinh bột sắn của công ty đạt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Thời gian qua, sản phẩm tinh bột sắn do đơn vị sản xuất được thị trường nhiều nước tín nhiệm. Đây là cơ sở để đơn vị tiếp tục đầu tư chế biến sâu các sản phẩm sau tinh bột, sẵn sàng hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường với các đối tác trong và ngoài nước, từ đó có điều kiện quay lại đầu tư cho vùng nguyên liệu.


Có thể bạn quan tâm

Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

31/05/2013
Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

09/10/2012
Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

01/06/2013
Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

16/10/2012
Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Xuân, Làm Vụ Mùa Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Xuân, Làm Vụ Mùa

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

27/07/2013