Người Dao Đổi Đời Nhờ Trồng Gừng
Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).
Tâm sự về công việc của mình, Thùy Nhung cho hay, tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ loại khá và có công việc ổn định, nhưng do thu nhập không cao, năm 2010, chị quyết định xin nghỉ việc về quê cùng mẹ nuôi bồ câu Pháp. Sau một thời gian nuôi thử để lấy kinh nghiệm, hiện nay đàn bồ câu của gia đình chị phát triển rất tốt với 3.000 cặp.
Theo chị Nhung, bồ câu Pháp có ưu điểm tuổi sinh sản kéo dài 4-5 năm, mỗi năm đẻ 8 – 10 lứa. Hiện nay, gia đình Thùy Nhung đã trở thành địa chỉ cung cấp bồ câu giống và bồ câu thịt cho thị trường các tỉnh Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình...
Mỗi tháng gia đình chị xuất bán khoảng 500 cặp bồ câu giống (giá bồ câu giống 250.000 đồng/cặp, bồ câu thịt 70.000 đồng/cặp). Như vậy, mỗi tháng sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Thùy Nhung chia sẻ: “Nuôi bồ câu Pháp không cần mặt bằng rộng. Giống bồ câu này không chỉ đẻ nhiều mà tiêu thụ thức ăn ít, phù hợp khí hậu nước ta, không dịch bệnh... Bà con nào có nhu cầu, gia đình tôi sẽ hỗ trợ con giống tốt (miễn dịch 100%) và kỹ thuật nuôi.
Nuôi chim bồ câu Pháp không khó, chỉ cần chú ý vệ sinh chuồng trại tốt và tránh những tác nhân xấu từ môi trường thì bồ câu sẽ không bị bệnh tật và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn khá nhanh, đem lại thu nhập rất hấp dẫn, nhất là ở các vùng nông thôn hiện nay.
Bà con muốn trao đổi kinh nghiệm nuôi bồ câu Pháp, liên hệ với chị Nhung, số điện thoại: 0905379588.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.
Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.
Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.
Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.