Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Khmer Trồng Rau An Toàn

Người Khmer Trồng Rau An Toàn
Ngày đăng: 20/02/2014

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Thoát nghèo từ trồng rau

“Trước đây, diện tích đất ở ấp Đai Tèn chủ yếu là đất ruộng trồng lúa nhưng kém hiệu quả, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập 3 công lúa mới bằng 1 công màu. Vì vậy, chính quyền đã tạo điều kiện để mọi người đi học hỏi các mô hình trồng màu ở nhiều nơi, trên cơ sở đó vận động bà con chuyển đổi.

Ông Phạm Văn Bẹ - Trưởng ấp Đai Tèn cho biết: “Ai cũng thấy được hiệu quả nên từ khi THT mới thành lập (năm 2009) chỉ có 17 hộ tham gia, với 3,5ha diện tích thì nay số thành viên đã lên đến 64 hộ, với hơn 13ha chuyên trồng các loại rau màu như: Dưa leo, khổ qua, ớt, bầu, bí…”.

Cũng theo ông Bẹ ở đất giồng mà trồng rau đã có hiệu quả, thì trồng màu trên đất ruộng sẽ hiệu quả hơn nhiều. Bên cạnh đó cũng thuận tiện vì nguồn nước tưới cho rau luôn có, khi trồng rau thì đất được tạo thành từng liếp, nếu cần chỉ cần múc nước dưới rãnh để tưới.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Sáu Nhỏ, người trong ấp rất hồ hởi: “Gia đình tui có hơn 4 công đất trồng xen canh dưa leo và khổ qua, mỗi vụ thu hoạch gần 30 triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập này mà gia đình đã vươn lên thoát nghèo bền vững…”.

Theo lời anh Sáu Nhỏ thì trồng màu tuy phải chăm sóc nhiều hơn lúa, vì cứ 7 ngày phải tưới phân 1 lần, có nhọc hơn nhưng lợi nhuận lại cao hơn lúa rất nhiều. Một công lúa thu được khoảng 4 triệu đồng, nhưng 1 công dưa leo lại thu được khoảng 3 tấn, nếu giá 3.000 đồng/kg thu về gần chục triệu là bình thường.

“Khi đầu tư làm giàn, mua giống, phân thuốc cũng mất cả gần 10 triệu đồng, nhưng chỉ một vụ rau là có thể lấy lại được vốn. 1 năm tui trồng được 3 vụ, rau màu thì khó mà thất thu chỉ phụ thuộc vào giá cả thị trường và nếu giá cao thì trúng lớn…”- anh Sáu Nhỏ khẳng định.

Làm rau an toàn

Cũng nhờ trồng rau mà thoát nghèo ở Đai Tèn là gia đình anh Thạch Chan Tha. Anh đã trồng qua nhiều loại rau màu như dưa leo, khổ qua, ớt sừng vàng, ớt chỉ thiên, trong đó ớt chỉ thiên đem lại hiệu quả nhất.

Anh Tha phấn khởi khoe: “Lúc trước tui được THT hỗ trợ 6 triệu để trồng rau màu, qua một vụ trồng đã trả được số tiền đó và còn có vốn để đầu tư các loại cây màu mới. Từ khi trồng rau đến nay tui thấy ớt chỉ thiên là có hiệu quả, 1 công trồng khoảng 4.600 cây ớt, vừa thu hoạch lần đầu đã được 100kg, bán được giá 33.000 đồng/kg. Nhưng ớt này tuy có giá, một vụ hái được 2 cỗ (2 lần hái), nhưng đổi lại công và chi phí chăm sóc nhiều hơn so với dưa leo và khổ qua…”.

Theo ông Nguyễn Phước Tho - Tổ trưởng THT rau an toàn Đai Tèn, từ khi trồng màu, đã có 45 hộ được giải quyết khó khăn, giúp đỡ về vốn, tạo nguồn kinh tế ổn định, và giúp được 6/13 hộ thoát nghèo bền vững.

Chị Phạm Thị Út Hiện cũng rất phấn khởi khi có 1,5 công trồng cà và 2 công trồng ớt đều được giá. Chị tâm sự: “Vụ trước ai cũng trồng cà nên giá cà giảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg, vụ này không ai trồng nữa nên tui quyết định trồng cà, vậy mà trúng giá được tới 10.000 đồng/kg, còn ớt thì hiện tại bán được 30.000 đồng/kg, tính hết cả vụ này tui thu gần 1 tấn ớt, lại trúng giá nên mừng lắm”.

Là người đi đầu trong phong trào chuyển đổi, ông Nguyễn Phước Tho - Tổ trưởng THT rau an toàn Đai Tèn cũng có hơn 4 công trồng rau, chủ yếu là dưa leo và bầu, đem về lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng mỗi vụ.

Ông Tho cho biết: “Khi vào THT mình được hỗ trợ vốn để trồng màu, được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật một lần trên tháng. Từ khi ấp chuyển sang trồng màu đến nay đã có đến 45 hộ được giải quyết khó khăn, giúp đỡ về vốn, tạo được nguồn kinh tế ổn định, và giúp được 6/13 hộ thoát nghèo bền vững”.

Được biết, để tạo thuận lợi cho việc trồng và tiêu thụ rau màu cho bà con, tháng 2.2013, THT đã làm thủ tục và được Chi cục Kiểm định chất lượng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn, tạo tiền đề cho tổ mở rộng quy mô, liên kết thị trường ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Giao Quy Trình Nuôi Gà Tây Đà Lạt Chuyển Giao Quy Trình Nuôi Gà Tây Đà Lạt

Từ đầu năm 2014 đến nay, “Hải gà tây” Đà Lạt chính thức chuyển giao, tư vấn miễn phí cho người nông dân về quy trình ấp nở, thả nuôi gà tây thích nghi với môi trường, khí hậu của Đà Lạt và các vùng phụ cận, góp phần nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

08/08/2014
Giá Gà Tại Trại Chăn Nuôi Giảm Sâu Giá Gà Tại Trại Chăn Nuôi Giảm Sâu

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm miền Đông, cho biết gần như ngày nào giá gà cũng bị giảm, nhiều chủ trại gà hốt hoảng phải bán tháo làm cho giá càng giảm sâu.

29/07/2014
Nghịch Lý Xuất Nhập Nông Sản Nghịch Lý Xuất Nhập Nông Sản

Năm nay, kim ngạch nhập khẩu (NK) mặt hàng này lại đang tăng chóng mặt. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), giá trị NK nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu sản xuất TĂCN trong tháng 7.2014 ước đạt 329 triệu USD, đưa kim ngạch NK 7 tháng đầu năm lên 1,95 tỉ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2013.

29/07/2014
Người Dân Thoát Nghèo Từ Các Mô Hình Kinh Tế Người Dân Thoát Nghèo Từ Các Mô Hình Kinh Tế

Để người dân thoát nghèo, thời gian qua xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng mía, lai tạo đàn bò. Nhờ vậy mà đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

08/08/2014
Mùa Hoa Ngâu Mùa Hoa Ngâu

Việc các thương lái thu mua cây ngâu với giá cao trong thời gian gần đây khiến cho nhiều hộ nông dân ở huyện Phú Ninh, TP.Tam Kỳ không ngần ngại bán cả vườn ngâu. Tuy nhiên, vẫn có một số người quyết giữ lại vườn ngâu chờ ngày thu hoạch hoa. Niềm vui đã đến với họ khi vào tháng 7 âm lịch này, cây ngâu ra hoa nhiều và được giá.

08/08/2014