Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng rau nhà lưới thu tiền tỷ giữa Thủ đô

Trồng rau nhà lưới thu tiền tỷ giữa Thủ đô
Ngày đăng: 28/07/2015

Năm 2008, thôn Tiền Lệ là địa phương duy nhất được Cty TNHH Syngenta VN hỗ trợ 2,5 ha nhà lưới và cử kỹ sư hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật gieo trồng.

Ngay khi tiếp quản nhà lưới, HTXNN Tiền Lệ đã tiến hành giao thầu cho 18 hộ trong thôn với mục đích chính là gieo trồng các giống rau cải theo quy trình SX rau an toàn.

Anh Nguyễn Khắc Đạo, một trong 18 hộ được nhận thầu cho hay: “Cải là loại rau ăn lá phổ biến với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Thủ đô, rau cải vốn là loại rau chỉ gieo trồng được vào vụ đông, nhưng khi gieo trồng trong nhà lưới lại có thể mang lại thu hoạch cao kể cả khi trái vụ (vụ hè thu)”.

Các loại rau cải được gieo trồng chủ yếu là rau cải mơ, cải ngọt, cải chíp, cải bó xôi. Trong đó, cải mơ là giống rau cải chỉ có gieo trồng được trái vụ trong nhà lưới, còn bên ngoài thì không thể gieo trồng được.

Hiệu quả từ mô hình gieo trồng rau cải trong nhà lưới ở HTXN Tiền Lệ đã được khẳng định. Nhờ có lưới che giúp hạn chế ảnh hưởng của mưa (làm giập nát rau, bệnh xâm nhiễm gây hại, đất bị đóng váng, thiếu oxy rễ phát triển kém), giảm bay hơi nước, đất xốp, độ ẩm cao hơn nên cải sinh trưởng tốt, thời gian rút ngắn.

Cùng một giống rau cải trong nhà lưới chỉ mất từ 20 - 25 ngày, nếu gieo trồng ở ngoài không có lưới phải kéo dài thời gian từ 5 - 7 ngày mới thu hoạch được. Trung bình một năm thu hoạch được 10 - 11 lứa rau trong nhà lưới, mỗi lứa đạt từ 5 - 6 tạ rau/sào. Từ đó thu nhập cũng tăng lên. Trong 18 hộ được nhận thầu có hộ trồng 6 sào. Trung bình 1 sào cho thu nhập 40 triệu đồng/năm, với 6 sào rau có thể cho thu nhập gần 250 triệu đồng/năm.

Nhờ trồng rau trong nhà lưới, các hộ SX được quanh năm, rau đảm bảo an toàn, giá cả luôn được mua ở mức cao và ổn định (trung bình từ 11.000 - 15.000 đồng/kg) nên có thu nhập thường xuyên và cao hơn so với trồng rau bên ngoài.

Điều mà người dân tâm đắc nhất khi sử dụng mô hình nhà lưới là có thể hạn chế phần lớn phân bón và thuốc trừ sâu so với trồng rau bên ngoài. Bởi trồng rau trong nhà lưới giảm sự rửa trôi phân bón do mưa, giảm bay hơi nước do đó không mất nhiều công tưới. Đặc biệt, nhà lưới có tác dụng giảm động của mưa, không tạo điều kiện cho bệnh phát triển, do đó không phải sử dụng đến thuốc BVTV.

Bên cạnh đó, các hộ dân được nhận thầu trong nhà lưới được huấn luyện về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tuân thủ quy trình SX rau cải an toàn theo hướng VietGAP, phân bón sử dụng 100% là phân gà ủ mục từ 5 - 7 tháng, sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp thủ công để làm sạch cỏ, diệt trừ sâu bệnh như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ thấp, sử dụng bẫy bả chua ngọt khi xuất hiện bướm sâu khoang…

Ông Nguyễn Danh Tâm, Phó Chủ nhiệm HTXNN Tiền Lệ chia sẻ: “Thương hiệu rau Tiền Lệ đã có từ lâu và nay lại càng được khẳng định hơn khi có mô hình trồng rau cải trong nhà lưới. Chúng tôi luôn theo dõi sát sao quy trình SX rau của các hộ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn rau an toàn VietGAP ra thị trường tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh lân cận”.

Thăm mô hình gieo trồng cải trong nhà lưới ở HTXNN Tiền Lệ, nhìn những luống cải mơ, cải ngọt xanh non, cùng với niềm phấn khởi của người dân khi thu hoạch những mớ rau cải trái vụ mới thấy được hết hiệu quả của mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình vẫn còn rất nhiều khó khăn, do vốn đầu tư để xây dựng nhà lưới cao, nên nông dân chưa mạnh dạn đầu tư nhân rộng.

Vì vậy, chính quyền địa phương cần có định hướng và xây dụng kế hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, có chính sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ truyền thồng, xây dựng nhãn hiệu, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác lợi thế, hiệu quả mô hình nhà lưới, đảm bảo cho phát triển SX bền vững.


Có thể bạn quan tâm

FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

03/12/2013
UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

03/12/2013
Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.

03/12/2013
Mô Hình “2b” Tiếp Tục Phát Triển Mạnh Mô Hình “2b” Tiếp Tục Phát Triển Mạnh

Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.

03/12/2013
Những “Dũng Sỹ” Bảo Vệ Mùa Màng Bội Thu Những “Dũng Sỹ” Bảo Vệ Mùa Màng Bội Thu

Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.

03/12/2013