Bất chấp thời tiết bất lợi, người nuôi tôm Sóc Trăng vẫn trúng lớn

Đáng chú ý là trong thời gian gần đây, khi diện tích nuôi trong tỉnh bắt đầu tăng nhanh cũng là lúc các hộ nuôi trước đó thu hoạch có lãi nhiều hơn. Đây được xem là tín hiệu khả quan cho người nuôi Sóc Trăng về một vụ tôm thành công khi điều kiện nuôi bất lợi đã “bủa vây” họ từ đầu niên vụ tôm.
Anh Trần Văn Út ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên chia sẻ, niên vụ năm 2015 này, gia đình anh thả được 3 ao nuôi. Nhờ sự sâu sát của gia đình nên các ao nuôi phát triển tốt.
Hiện, gia đình đã thu được một ao nuôi với gần 200kg tôm sú, giá 100.000 đồng/kg. Với giá cả tương đối và tôm nuôi đạt tỷ lệ sống cao nên đợt thu hoạch này gia đình vẫn đạt lợi nhuận khá.
Theo ông Liễu Nghĩa Tín, Phó Trưởng Trạm khuyến nông-khuyến ngư huyện Mỹ Xuyên - địa phương có diện tích thả tôm lớn của tỉnh Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ tôm năm 2015, ngành chức năng địa phương đã tăng cường thông tin tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; đồng thời, tiến hành kiểm tra đo đạc môi trường nước tại các vùng tôm nuôi hàng tuần để phục vụ tốt công tác khuyến nông và nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn.
Đối với những diện tích chưa thả thời gian qua do người dân còn dè chừng trước dịch bệnh, ngành chức năng các địa phương cũng hướng dẫn người dân cải tạo kỹ ao nuôi và chọn kỹ con giống trước khi thả nuôi.
Thời gian qua, những bất lợi cả về thời tiết, dịch bệnh và giá cả làm cho người nuôi tôm vẫn còn dè chừng trong quyết định thả nuôi.
Đến nay, dù diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh gần 7.000ha, chiếm gần 24% diện tích thả nuôi, nhưng với những tín hiệu khả quan từ yếu tố thời tiết, cùng với việc thêm nhiều hộ nuôi có lãi trong thời gian gần đây đã góp phần thắp lên niềm hy vọng trúng mùa, trúng giá cho người nuôi tỉnh Sóc Trăng trong niên vụ tôm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Cho đến khi cây bông vải có nguy cơ không còn chỗ đứng trên đất Tây Nguyên, các ngành chức năng, doanh nghiệp mới giật mình

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi mang tính bền vững, ông Lê Thành Công, xã viên HTX Tôm càng xanh Phú Long, xã Phú Thành B (Tam Nông, Đồng Tháp) đã mạnh dạn chuyển từ sản xuất 2 vụ lúa/năm sang luân canh một vụ lúa - một vụ tôm càng xanh cho thu nhập cao.

Hằng năm, khoảng tháng 5 và tháng 6 (âm lịch), nhiều người dân tại các vùng lũ ở ĐBSCL mua cá giống để thả trên chân ruộng lúa nên sức mua nhiều loại cá giống tăng, nhất là các loại cá trắng

Chồn nhung đen là động vật thuộc họ gặm nhấm có xuất xứ từ Nam Mỹ. Đây là giống vật nuôi rất phù hợp với người nghèo bởi chúng chỉ ăn cỏ và các loại rau, củ, quả bình thường, nhưng lại cho thịt nhiều hàm lượng dinh dưỡng và được bán với giá khá cao

Hiện nay, nông dân huyện Cái Nước đang phát huy nhân rộng mô hình đa cây đa con, thu được hiệu quả khá cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn