Công bố hết dịch hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh)
Trước đó, ngày 31/7, sau nỗ lực khoanh vùng dập dịch và thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh của ngành chức năng, dịch bệnh trên tôm nuôi tại Móng Cái đã ổn định, Bộ NN&PTNT đã có văn bản công bố hết dịch bệnh trên tôm nuôi tại Quảng Ninh.
Được biết, từ ngày 20/5, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Ngày 25/5, kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Có lúc cao điểm, Móng Cái đã có hơn 486ha tôm nuôi của 764 hộ bị dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Hiện nay, dịch bệnh trên tôm nuôi tại Móng Cái đã hết, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng và TP Móng Cái tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát áp dụng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật… về an toàn dịch bệnh ở tôm nuôi; giám sát dịch bệnh, theo dõi các vùng nuôi mẫn cảm với bệnh trên phạm vi toàn tỉnh đề phòng phát sinh vùng dịch mới và tái phát vùng dịch cũ; hướng dẫn và có khuyến cáo cho người nuôi phục hồi môi trường sau dịch bệnh, quản lý chất lượng môi trường trong nuôi tôm và khắc phục sản xuất đảm bảo hiệu quả, bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Không như mọi ngày, sáng nay anh Lập dậy hơi muộn. Dư vị của trận nhậu tưng bừng tối hôm qua vẫn còn làm anh uể oải. Bữa tiệc do một khách hàng khao mừng việc con heo nái của mình đã hạ sinh được 14 con mà vẫn “mẹ tròn con vuông”. Đó là “thành quả” do có “tay nghề” của con heo nọc giống mà anh Lập đã nuôi dưỡng hơn hai năm nay.
Quy trình đã triển khai hiệu quả tại 2 huyện trồng ca cao trọng điểm của Lâm Đồng là huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh.
Mô hình trồng bắp tràng (bắp thu trái non) do Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phối hợp với Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) triển khai thực hiện trên diện tích 504,5ha tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A được đánh giá là cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa.
Chúng tôi về ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành - An Giang), nơi hình thành nhiều tổ sản xuất đạt giá trị kinh tế trung bình trên 50 triệu đồng/ha nhờ nuôi lươn, giúp nhiều hộ dân giàu lên. Ông Nguyễn Văn So, tổ 9, ấp Vĩnh Thuận cho biết: Nuôi lươn đạt giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Trước đây, với diện tích lúa, mỗi năm tôi chỉ canh tác được một mùa, mùa nước nổi ngồi nhìn nước ngập trắng đồng. Hoàn cảnh gia đình luôn túng quẫn, khó khăn.
Chính quyền TP.HCM sẽ tích cực kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản VietGAP và đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng.