Trồng phật phủ đầu tư tiền chục, thu về bạc trăm

Ít ai nghĩ rằng quả phật phủ có thể trồng được ở miền Nam. Người dân vẫn quen với khái niệm loại quả đặc biệt này chỉ có ở miền Bắc.
Thế nhưng tại tỉnh Tây Ninh, có một người nông dân đã trồng thành công loại quả này cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong một lần ra Hà Nội chơi, qua sự giới thiệu của người quen, Ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi ngụ ở xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh đã đến Hà Tây tìm mua 4 cây giống phật phủ mang về Tây Ninh trồng thử nghiệm và kết quả thành công bất ngờ.
Ông Sơn đang chăm sóc khu vườn phật phủ của mình.
Tháng 6.2014, ông Sơn quay ra Bắc một lần nữa mua về 200 cây giống phật phủ trồng trên phần đất khoảng 0,3 ha của mình.
Sau hơn 1 năm trồng, ông Sơn đã thu hoạch một vài đợt bán cho các thương lái với giá trên 100.000/ trái. Hiện nay, số lượng trái tại vườn ông Sơn không đủ cung cấp cho nhu cầu của thị trường..
Có thể nói ông Sơn là người đầu tiên đưa cây phật phủ về trồng thử nghiệm trên đất Tây Ninh với diện tích 3.000m2 tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Ông Sơn cho biết, chính yếu tố tâm linh làm cho loại quả này có giá trị đặc biệt cho dù không ăn được.
Theo ước tính ban đầu, chi phí đầu tư cho vườn phật phủ sau 1 năm chăm sóc khoảng 45 triệu đồng và cây phật phủ trồng được 1 năm sẽ cho trái.
Đặc điểm của cây là cho trái quanh năm, cây càng lớn sẽ cho trái càng nhiều.
Ông Sơn cho biết sẽ mở rộng diện tích vườn phật phủ lên thêm 100 gốc trong thời gian tới vì theo ông Sơn hiện nhu cầu về loại quả này rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP xã hỗ trợ 100% vỏ hầm biogas, thành lập câu lạc bộ chăn nuôi cho người dân tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Thành cho biết: Con giống tự tìm nên không chuẩn, do nhiều giống gà khác nhau, nên khó khăn cho việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc tìm nguồn thức ăn chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, giá thành khi mua lẻ các loại thức ăn gia cầm từ các cửa hàng cao, trừ chi phí, lãi thu về không nhiều.

Anh Tô Vũ Lực cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ao nuôi cá giống và cá thương phẩm. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cách đây hơn một tuần, vợ chồng tôi đã xin bèo về thả trên ao để hạn chế gió lạnh. Mấy hôm nay, nhiệt độ xuống thấp, tôi căng thêm bạt trên mặt ao và đóng bè bằng tre nứa thả xuống đáy để cá trú ẩn, tránh rét”.

Thành lập ngày 17-2-1989, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) bằng tinh thần chủ động sáng tạo, đã từng bước vượt bao khó khăn, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... trở thành một đơn vị nghiên cứu đầu ngành, cung ứng nguồn con giống gia cầm chất lượng cao cho sản xuất, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phục hồi và phát triển sau các đợt dịch cúm gia cầm.