Năm Căn (Cà Mau) Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong quy hoạch vùng sản xuất và làm thế nào để nâng cao chất lượng tôm giống là hai vấn đề được nhiều đại biểu hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống địa bàn tỉnh Cà Mau, do Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức tại huyện Năm Căn vào ngày 14/3.
Đề án được triển khai trong toàn tỉnh, theo 2 giai đoạn. Mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng tôm giống theo từng giai đoạn. Đến năm 2016, có 90% cơ sở sản xuất tôm giống nằm trong quy hoạch và đến 2020 tỷ lệ này được nâng lên 100%; đồng thời phấn đấu 100% kỹ thuật viên tại cơ sở sản xuất tôm giống được tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình sản xuất giống. Đề án được triển khai với kinh phí trên 264 tỷ đồng.
Theo thống kê của ngành chuyên môn, huyện Năm Căn hiện có trên 320 cơ sở sản xuất tôm giống đang hoạt động, với trên 7.800 bể ương. Mỗi năm, các cơ sở này sản xuất trên 3 tỷ post tôm giống. Tuy nhiên, nhìn chung các trại tôm giống trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được nhu cầu người nuôi, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.