Trồng phật phủ đầu tư tiền chục, thu về bạc trăm

Ít ai nghĩ rằng quả phật phủ có thể trồng được ở miền Nam. Người dân vẫn quen với khái niệm loại quả đặc biệt này chỉ có ở miền Bắc.
Thế nhưng tại tỉnh Tây Ninh, có một người nông dân đã trồng thành công loại quả này cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong một lần ra Hà Nội chơi, qua sự giới thiệu của người quen, Ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi ngụ ở xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh đã đến Hà Tây tìm mua 4 cây giống phật phủ mang về Tây Ninh trồng thử nghiệm và kết quả thành công bất ngờ.
Ông Sơn đang chăm sóc khu vườn phật phủ của mình.
Tháng 6.2014, ông Sơn quay ra Bắc một lần nữa mua về 200 cây giống phật phủ trồng trên phần đất khoảng 0,3 ha của mình.
Sau hơn 1 năm trồng, ông Sơn đã thu hoạch một vài đợt bán cho các thương lái với giá trên 100.000/ trái. Hiện nay, số lượng trái tại vườn ông Sơn không đủ cung cấp cho nhu cầu của thị trường..
Có thể nói ông Sơn là người đầu tiên đưa cây phật phủ về trồng thử nghiệm trên đất Tây Ninh với diện tích 3.000m2 tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Ông Sơn cho biết, chính yếu tố tâm linh làm cho loại quả này có giá trị đặc biệt cho dù không ăn được.
Theo ước tính ban đầu, chi phí đầu tư cho vườn phật phủ sau 1 năm chăm sóc khoảng 45 triệu đồng và cây phật phủ trồng được 1 năm sẽ cho trái.
Đặc điểm của cây là cho trái quanh năm, cây càng lớn sẽ cho trái càng nhiều.
Ông Sơn cho biết sẽ mở rộng diện tích vườn phật phủ lên thêm 100 gốc trong thời gian tới vì theo ông Sơn hiện nhu cầu về loại quả này rất lớn.
Related news

Với những hiệu quả thiết thực của máy dò cá trong khai thác hải sản, thời gian qua, nhiều ngư dân ở Phú Yên đã đầu tư lắp đặt thiết bị này cho tàu cá của mình, nhờ vậy chi phí đánh bắt giảm, tăng hiệu quả khai thác.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo nhân mô hình liên kết 4 nhà trong thực hiện cánh đồng mẫu lớn lúa – tôm tại xã Trí Lực.

Sáng ngày 18/4, tại cảng Lạch Quèn, xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu - Nghệ An), hàng chục phương tiện tàu thuyền có công suất lớn từ 90 CV trở lên đã về cập bến. Chuyến đánh bắt lần này, ngư dân trúng đậm cá hố.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, hiện nay đang vào chính vụ nuôi tôm, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh tăng nhanh, đạt gần 9.000 ha, tăng gần 1.500 ha so với cuối năm 2014.

Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở Tiền Giang đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (SX) nhằm đạt năng suất chất lượng, hiệu quả và phát triển theo hướng ổn định bền vững. Đồng hành với sự phát triển đó phải kể đến vai trò rất lớn của hoạt động khuyến ngư, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.