Được Mùa Rau Câu... Trên Đồng Muối
Sau Tết, hàng chục người dân ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) nhộn nhịp ra đồng muối để vớt rau câu bán cho thương lái. Nhờ nghề này, nhiều người có khoản thu nhập thêm sau Tết.
Những ngày này, người dân sống ven đồng muối Sa Huỳnh tranh thủ thời gian đi vớt rau câu trên đồng muối đem phơi khô rồi bán cho các tiểu thương. Theo nhiều người dân, năm nay rau câu xuất hiện với mật độ khá dày. Các hộ dân có thể thu hoạch hàng tấn rau câu tươi mỗi ngày.
Ngồi bên đống rau câu vừa mới vớt lên, bà Huỳnh Thị Mỹ ở thôn Long Thạnh 1 cho biết: Năm nay rau câu xuất hiện dày đặc, thấy rau câu nhiều bà con ai cũng phấn khởi, đổ xô đi vớt về phơi khô đem bán.
"Trung bình một ngày vớt và phơi nắng, mỗi người thu được 40- 50kg rau câu khô đem bán với giá 5.000 đồng/kg cũng được khoảng hơn 200 nghìn đồng, đủ để chi phí cuộc sống sau những ngày Tết" - bà Mỹ phấn khởi.
Năm nay, rau câu xuất hiện khá nhiều trên đồng muối
Nguồn rau câu dồi dào mang lại nguồn thu nhập cho người dân những ngày sau Tết khiến nhiều người rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc của biển”, bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, rau câu mọc tự nhiên trên đồng muối Sa Huỳnh. Vào khoảng tháng 10 âm lịch, sau khi kết thúc vụ thu hoạch muối khi thủy triều dâng cao đem theo một lượng lớn rau câu từ ngoài biển tràn vào các đầm nước mặn và ruộng muối. Nước biển rút đi để lại một lượng lớn rau câu và từ đó chúng có thể mọc tự nhiên trong các ao đầm mà không phải mất công trồng.
"Khoảng thời gian sau Tết là là thời điểm người dân đi vớt rau câu rộ nhất. Đến khi vụ muối mới bắt đầu, diêm dân cải tạo ruộng muối để chuẩn bị làm muối thì hết"- ông Nguyễn Tiến ở thôn Long Thạnh 1 cho biết.
Vớt rau câu có thu nhập cao nên không chỉ người dân sống ven đồng muối Sa Huỳnh mà nhiều người dân ở xã Tam Quan Bắc huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cũng tham gia.
Tham gia đi vớt rau câu từ hơn 10 ngày nay, ông Nguyễn Thanh Sang ở xã Tam Quan Bắc chia sẻ: Mỗi ngày hai vợ chồng tui làm tích cực cũng được chừng hơn 80kg rau câu khô. Với mức giá 5.000 đồng/kg sau gần 10 ngày vớt rau câu đem lại khoản thu nhập hơn 4 triệu đồng, thu nhập này đã làm vơi bớt khó khăn cho gia đình.
Rau câu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được sử dụng để chế biến thực phẩm như: Thạch rau câu, canh rau câu... Tại thời điểm này, rau câu trở thành mặt hàng có đầu ra. Rất nhiều thương lái vào đây để mua rau câu số lượng lớn về chế biến.
Theo chị Nguyễn Thị Liên- một thương lái thu mua rau câu cho biết, từ đầu tháng Giêng chị đã bắt đầu thu mua rau câu để bán cho các cơ sở sản xuất chế biến rau câu. So với mọi năm, năm nay lượng rau câu khá dồi dào. Chỉ tính riêng điểm thu mua của chị Liên, từ đầu tháng Giêng đến nay đã thu mua và vận chuyển hơn 10 tấn rau câu khô đi tiêu thụ.
Tuy nhiên, có một thực tế, rau câu xuất hiện nhiều có thể mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân, song khi rau câu xuất hiện thì rong tảo, rong giẻ cũng bám theo từng mảng lớn trên các ruộng muối. Đối với người làm muối đây là một trở ngại vì tốn nhiều công dọn các ruộng muối khi đang sắp chuẩn bị bước vào vụ sản xuất muối mới.
Có thể bạn quan tâm
Khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn khó canh tác bằng cách trồng những cây ăn quả phù hợp, đưa thêm giống mới vào sản xuất, áp dụng mô hình VAC để làm giàu, là hướng đi đúng đã giúp gia đình anh Phan Quốc Hùng, ấp Tân Hưng, Tân Thới, huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), dựng nên cơ nghiệp vững vàng.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hiện nay diện tích trồng rau của cả nước vào khoảng 780 nghìn ha với năng suất bình quân 165 tạ/ha, đạt giá trị 650 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các giống rau lai F1 phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá thành hạt giống cao, chất lượng giống bấp bênh đã ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân.
Theo số liệu kiểm tra của các ngành chức năng, hiện nay Lâm Đồng có 44.159 ha rau sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap với sự hỗ trợ của Canađa, thông qua dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FaPQDCP)”.
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổng kết mô hình thí điểm triển khai tại những vùng sản xuất bí ngô siêu ngọt tập trung ở 2 xã Toàn Thắng (Gia Lộc) và Hưng Thái (Ninh Giang).
Viện lúa ĐBSCL vừa lai tạo thành công những giống lúa mới có khả năng thích nghi biến đổi khí hậu. Đó là 8 giống lúa có khả năng chống chịu hạn, phèn mặn