Trồng Ổi Xá Lỵ Ở Gia An
Khoảng 3 năm trở lại đây, khi chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công được thực hiện, gia đình ông Phạm Văn Việt cũng như bao gia đình khác vùng đất Gia An (Tánh Linh) đã xóa bỏ lò gạch thủ công.
Trên diện tích này, ông thuê xe chở đất san lấp khu vườn để có mặt bằng, chuyển hướng sản xuất mới. Nghĩ là làm, gia đình ông bỏ ra hơn chục triệu đồng để gây dựng lại khu vườn bằng loại cây ăn trái mà cách đây gần 20 năm đã từng thất bại.
Đầu năm 2013, bàn tính cùng vợ, ông Việt đi miền Tây chọn mua 400 cây ổi ghép cao sản (giống ổi xá lỵ, giá 20.000 đồng/cây) mang về trồng trên diện tích hơn 3,5 sào. Sau khi trồng thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, sau 6 tháng cây cho trái lần đầu, có thu, gia đình ông yên tâm vào hướng đi này.
Ông Việt chia sẻ, trồng giống ổi xá lỵ có nhiều ưu điểm hơn các giống ổi khác trên vùng đất nghèo nơi đây. “Trước khi trồng cần bón nhiều phân hữu cơ, trồng cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng khoảng 3m. Dọc theo các hàng đặt ống tưới nước để thuận lợi trong chăm sóc, tiết kiệm công lao động.
Để đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển, cần tưới nước và bón phân định kỳ. Đặc biệt để đảm bảo chất lượng trái, hạn chế sâu bệnh cũng như dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi trái non bằng ly uống trà, dùng bịch giấy hoặc bao ni long để bao trái cho đến khi thu hoạch, nên trái đảm bảo cho người tiêu dùng”.
Ổi xá lỵ có nhiều ưu điểm như: ít vốn đầu tư, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, dễ chăm sóc… Cây cho trái ngon, khi ăn giòn và ngọt, ruột trắng ít hạt, có trọng lượng trung bình 0,4 - 0,8kg mỗi trái, hơn hẳn các giống ổi khác. Với 400 gốc ổi này, vụ trái đầu tiên ông thu hơn 1 tấn, bán vào dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, với giá 15.000 đồng/kg, thu gần 20 triệu đồng. Trồng giống ổi này khi bước sang năm thứ 2 trở đi cây cho trái tương đối nhiều và thu hoạch quanh năm.
Trao đổi với ông Hồ Xuân Điện - Chủ tịch UBND xã Gia An được biết: “Vùng đất Gia An trước đây chủ yếu sản xuất gạch, giờ đây được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái như ổi, thanh long… khá phù hợp. Từ cách làm của ông Việt, các gia đình khác trên địa bàn nếu có điều kiện cần tham quan học hỏi để áp dụng trồng và có hướng phát triển kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm
Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.
Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.
Nhận thấy việc trồng keo “ăn xổi” (chưa đến tuổi đã thu hoạch) đã để lại hệ lụy về môi trường nghiêm trọng, nhiều năm qua, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ đã hướng đến việc trồng rừng thân thiện với môi trường.
Rệp sáp bột hồng hại sắn là đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên địa bàn Quảng Trị lần đầu tiên tại Hướng Hóa vào tháng 8/2013 với diện tích 5 ha. Từ đó đến hết năm 2014, do chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên dịch này đã lây lan sang các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh với diện tích 440 ha trên giống KM94.