Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Vụ Đông

Trồng Nấm Vụ Đông
Ngày đăng: 30/11/2013

Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.

Nấm vụ đông

Những ngày chớm đông, tại khoảng đất trống ở nhà văn hóa thôn Bùng, xã Bình Dương là những luống rơm rạ trồng nấm được vun lên. Chị em hớn hở thu hoạch nấm rơm, loại nấm thường trồng trong mùa hè.

Đây là cánh đồng nấm rộng 3 sào của HTX Bùng được Trung tâm KN-KN Bắc Ninh hỗ trợ triển khai từ cuối tháng 10/2013. Bà con nơi đây tâm sự, do thời tiết, giá cả thất thường, chi phí nhân công, vật tư tăng cao khiến SX cây màu vụ đông không như mong đợi. Nếu mô hình trồng nấm trái vụ thành công, năm sau sẽ có rất nhiều chị em lựa chọn vì thu nhập cao hơn đi làm thuê, lại được gần chồng con.

Ông Vũ Minh Hiếu, PGĐ Sở NN-PTNT Bắc Ninh chia sẻ: Hàng năm toàn tỉnh gieo cấy trên 70.000 ha lúa các loại, sản lượng rơm rạ trên 500.000 tấn. Rơm rạ thường được sử dụng làm chất đốt hoặc thức ăn cho gia súc, song nhiều địa phương đã cơ giới hóa làm đất nên trâu bò cũng ít đi. Chính vì vậy, rơm rạ thường bị bỏ ngoài đồng rơi xuống kênh mương gây ách tắc dòng chảy hoặc bị đốt lấy tro trồng rau màu khiến môi trường ô nhiễm.

Nhận thấy tiềm năng, triển vọng của cây nấm, đặc biệt là mô hình nấm rơm trái vụ do Trung tâm CNSH thực vật triển khai trong 4 năm gần đây, Sở NN-PTNT Bắc Ninh đã giao Trung tâm KN-KN thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT SX chế biến, tiêu thụ nấm rơm trái vụ”.

Sau hơn 1 tháng từ lo âu thấp thỏm đến thở phào khi cơn bão số 14 không gây mưa to, đến nay mô hình đã cơ bản gặt hái được thành công.

Trực tiếp chứng kiến bà con xã viên thu hái, cân đong, đo đếm và bán nấm trực tiếp cho khách, chúng tôi nhẩm tính cứ 1 tấn rơm rạ SX đạt 120 - 150 kg nấm tươi, giá bán 50.000 - 60.000 đ/kg. Sau khi làm một phép tính, 1 tấn rơm rạ thu về từ 6 - 9 triệu đồng, trừ hết chi phí lợi nhuận đạt 5 - 7 triệu đ/tháng, số tiền khá ổn với người dân nông thôn.

Triển vọng lớn

Ông Đinh Xuân Linh, GĐ Trung tâm CNSH thực vật lưu ý, nấm là loại cây rất dễ nhưng rất khó trồng. Dễ là vì nguồn nguyên liệu làm nấm vô cùng đơn giản dễ kiếm như rơm rạ, thân, lõi ngô, mùn cưa… gần gũi, thân thuộc với nông dân.

Mặc khác, trồng nấm chỉ bỏ công chứ không phải đầu tư phân bón, thuốc BVTV như các loại cây trồng khác. Nấm là sinh vật rất nhạy cảm, tưới nước bẩn là nấm đã chết chứ chưa nói gì đến dùng các chất hóa học độc hại, từ đó có thể khẳng định nấm là loại thực phẩm sạch nhất hiện nay.

Tuy nguyên liệu làm nấm dễ kiếm, song để trồng thành công, đặc biệt là đạt năng suất như mong đợi không lại không hề đơn giản. Nếu thời tiết, nhiệt độ phù hợp nấm sẽ mọc như mưa, nhưng ngược lại, có thể nấm không ra một trái nào.

Vì vậy, để kiếm được tiền từ nghề trồng nấm bắt buộc bà con phải được học bài bản, trong quá trình triển khai thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật. Thực tế, để có được thành quả như ngày hôm nay, Trung tâm CNSH thực vật phải cử cán bộ về HTX Bùng mở lớp dạy nghề và hướng dẫn SX đến khi thu hoạch.

Bản thân ông Linh và các cán bộ trung tâm cũng phải mất hàng năm trời mới hoàn thiện cơ bản được quy trình SX nấm rơm trái vụ. Việc ủ luống nấm ra sao, che ni lông như thế nào trong thời điểm nhiệt độ ngoài trời khác nhau... vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Hiện nay, trung tâm đang nghiên cứu cách chế biến, bảo quản nấm sau thu hoạch sao cho hiệu quả, tiết kiệm mà vẫn giữ được hương vị, dinh dưỡng của nấm tươi. Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu cách thức tổ chức SX sao cho khâu tiêu thụ hiệu quả cao nhất, bởi đầu ra mới là yếu tố quyết định mọi khâu khác.

“Qua thí điểm nhiều mô hình, chúng tôi nhận thấy trồng nấm theo nhóm hộ, nhóm HTX là hiệu quả hơn cả vì vừa tiết kiệm được ngày công mà đầu ra cho sản phẩm thuận lợi hơn, bởi có được quy mô tương đối lớn để trở thành hàng hóa.

Với tiềm năng và lợi thế của nước ta, trong những năm tới khi thị trường tiêu thụ nấm đi vào ổn định, tôi nghĩ giấc mơ 1 tỉ USD từ nấm không phải là cái gì đó quá xa vời.

Chúng tôi đã hoàn thiện quy trình tạo giống, trồng, chăm sóc, chế biến hàng chục loại nấm ăn và dược liệu khác nhau, đảm bảo cả 4 mùa đều có loại nấm phù hợp để trồng”, ông Đinh Xuân Linh tâm sự.

+ Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt:

Bắt đầu từ năm 2013, Cục đã tham mưu Bộ NN-PTNT đưa cây nấm vào cơ cấu các loại cây trồng SX vụ đông. Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển nấm thay thế dần cây trồng vụ đông không hiệu quả là hướng đi tích cực.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận có lãnh đạo chưa thật sự tự tin vào cây nấm. Song thực tế sẽ chứng minh, việc cây nấm được đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia là có cái lý của nó.

+ Bà Trương Thị Hồng Vân, Vụ KH-CN Các ngành Kinh tế - Kỹ thuật (Bộ KH-CN):

Bộ KH-CN và Bộ NN-PTNT đang tiến hành phê duyệt danh mục “Sản phẩm quốc gia”, trong đó đề án khung về nấm ăn và nấm dược liệu đã chính thức được phê duyệt. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020 sẽ cơ giới hóa ngành nấm và mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành nông nghiệp công nghệ cao này.


Có thể bạn quan tâm

Nhập Khẩu Thủy Sản Của Nga, Ukraina Giảm Mạnh Nhập Khẩu Thủy Sản Của Nga, Ukraina Giảm Mạnh

Trong 9 tháng đầu năm 2014, khối lượng thủy sản NK vào Nga giảm 19,2%, trong khi thủy sản XK sang Ukraine giảm 58%. Ngày 7/8/1014, Nga ban hành lệnh cấm NK thực phẩm từ Australia, Canada, EU, Mỹ và Na Uy.

26/11/2014
Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm

Cáo buộc về việc lạm dụng lao động trong ngành thủy sản khiến Thái Lan nỗ lực đẩy mạnh quảng bá ngành tôm ở Châu Âu. Thủy sản chiếm 40% XK thực phẩm của Thái Lan và một điểm tựa của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, hình ảnh của ngành thủy sản đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những cáo buộc về việc sử dụng lao động di cư bất hợp pháp, bắt họ phải lao động không lương trên biển trong nhiều năm.

26/11/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).

21/06/2014
Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ

Theo ông Christian Chramer, giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy, nhu cầu tại Ấn Độ rất tiềm năng và có những dấu hiệu tương tự Nga và Trung Quốc 10-15 năm trước. Ấn Độ có dân số đông, quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, nhận thức được lợi ích của omega 3 trong hải sản.

26/11/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa

Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như hệ thống sông suối, ao, hồ tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2.450 ha. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.

21/06/2014