Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Chỗ Đứng Cho Kinh Tế Rừng

Tìm Chỗ Đứng Cho Kinh Tế Rừng
Ngày đăng: 04/09/2014

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

Nâng cao giá trị rừng

Tốc độ che phủ rừng thời gian qua tăng trưởng nhanh nhờ chủ trương xã hội hóa nghề rừng. Nếu như trước đây, người dân không thiết tha canh tác trên những đồi núi lô nhô do chi phí đầu tư lớn, đi lại khó khăn thì bây giờ họ không ngần ngại khai phá đất trồng rừng.

Báo cáo của ngành nông nghiệp huyện Hiệp Đức cho thấy, trong số hàng trăm nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi các cấp đều có trang trại trồng cây lâm nghiệp. Đến nay, địa phương này hình thành được vùng chuyên canh cây công nghiệp với gần 19.571ha. Nhiều mô hình trồng rừng quy mô trên 30ha (thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/ha/năm).

Ngoài vốn đất tự có của người dân, dự án trồng rừng WB3 phủ xanh 590ha, dự án KFW6 thực hiện hơn 1.231ha… nâng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện Hiệp Đức đạt 54,6%, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Theo ông Huỳnh Đức Viên - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hiệp Đức, kinh tế vườn rừng là “cứu cánh” của nông dân. Cây keo và cây cao su là hai cây trồng chủ lực, đem lại giá trị lớn, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Khi có được vùng nguyên liệu tại chỗ, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, kéo theo loại hình dịch vụ công nghiệp phát triển. Thành công bước đầu dễ thấy nhất là sự liên kết, hợp tác làm ăn giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp; tạo ra thị trường cung – cầu ổn định.

Tại huyện nghèo Nông Sơn, gần 900ha cây cao su đại điền và tiểu điền đang chờ ngày thu hoạch, cùng với hàng trăm héc ta cây keo nguyên liệu khai thác mỗi năm đã giải quyết khá lớn nguồn lao động. Không bỏ phí rừng nghèo, mới đây Nông Sơn đã chuyển đổi hơn 4.000ha trước đây đã quy hoạch rừng phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất cho người dân.

Ở các xã Quế Ninh, Quế Trung, Quế Lâm và Phước Ninh (Nông Sơn), kinh tế rừng trở thành nguồn thu nhập chính của người dân. Ông Nguyễn Văn Lanh - Phó phòng NN&PTNT huyện Nông Sơn khẳng định, 10 năm nay vẫn chưa có cây trồng nào thay thế vị trí cây keo.

Ngoài cái lợi phủ xanh đất trống đồi trọc, loại cây này còn kéo theo hàng loạt dịch vụ khác phát triển như trồng, chăm sóc cây và chế biến các sản phẩm từ rừng. Sở Công Thương cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp về gỗ rừng 6 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 1,3 triệu đô la Mỹ (tăng 314% so với cùng kỳ năm trước).

Từ việc chế biến gỗ thô, bán rẻ nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có xu hướng chuyển sang đầu tư chế biến sâu lâm sản.

Cần tính toán phù hợp

Một thực tế là các địa phương miền núi phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế rừng, quan tâm vào độ che phủ rừng mà chưa đầu tư vào cải thiện chất lượng rừng trồng.

Phần lớn cây trồng cung cấp làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ nên giá trị kinh tế thấp; trong khi đó ngành lâm nghiệp chưa có các giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho xuất khẩu với giá trị cao hơn.

Năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng thấp, trung bình chỉ đạt 10 - 13m3/ha/năm, sản lượng gỗ khai thác chưa đáp ứng cho các nhà máy chế biến quy mô lớn. Nghịch lý ở chỗ, một số địa phương miền núi có thế mạnh về kinh tế rừng, song vẫn “trắng” nhà máy chế biến. Chính điều này đã tăng chi phí đầu tư, khai thác, tiêu thụ rừng và ngược lại làm giảm giá trị rừng.

Ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Trưởng phòng NN&PTNT Nông Sơn cho rằng, rất khó kêu gọi doanh nghiệp lên đây đầu tư, hiện địa phương vẫn không có một nhà máy nào tham gia chế biến các sản phẩm từ rừng.

Mặc dù keo là cây trồng chủ lực, nhưng lại không bền vững, hiệu quả kinh tế đem lại thấp nhất. “Mỗi héc ta keo sau 6 năm mới thu hoạch, bán được khoảng 30 triệu đồng. Nghĩa là 1 năm chỉ thu về 5 triệu đồng/ha.

Nếu đem so sánh với các loại cây trồng khác thì nó thuộc loại thấp nhất về hiệu quả kinh tế” – ông Lanh phân tích. Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang Đỗ Tài kiến nghị, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số bảo vệ, trồng rừng, sống được với rừng là đủ rồi, chứ không cần thiết khuyến khích họ… làm rẫy.

Khó khăn chung của không ít địa phương trong phát triển kinh tế rừng bắt đầu từ khâu quy hoạch chi tiết 3 loại rừng, thiết kế quỹ đất trồng rừng cũng như các thủ tục tiếp cận nguồn vốn và ký kết hợp đồng tiêu thụ rừng. Phát triển rừng quá nặng về độ che phủ mà chưa cân nhắc kỹ bài toán kinh tế, tăng thu nhập.

Hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp thiếu đồng bộ và chưa được thực hiện một cách triệt để như giao đất, giao rừng, chính sách hưởng lợi, khuyến lâm, chuyển giao lâm nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật...

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế miền núi, nhưng lĩnh vực này vẫn chưa có đột phá lớn.

Nhiều rào cản như định mức đầu tư cho lâm nghiệp thấp, chưa quan tâm đến đặc thù của lâm nghiệp là chu kỳ dài và chủ yếu hoạt động ở những vùng khó khăn, hạ tầng vùng sản xuất lâm nghiệp yếu kém. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở nhiều địa phương thiếu khoa học và thường xuyên bị phá vỡ; quản trị tài nguyên rừng còn bất cập…


Có thể bạn quan tâm

Huyện Cái Nước (Cà Mau) Mở Rộng Diện Tích Tôm Nuôi Công Nghiệp Huyện Cái Nước (Cà Mau) Mở Rộng Diện Tích Tôm Nuôi Công Nghiệp

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, những ngày đầu năm mới phong trào nuôi tôm công nghiệp không diễn ra ồ ạt như năm 2014, nguyên nhân là do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nên nông dân ngại mở rộng diện tích mà chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi.

25/02/2015
Chí Thoát Nghèo Của Một Nông Dân Chí Thoát Nghèo Của Một Nông Dân

Ông Hồng cho biết, trước đây vì chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật và kinh nghiệm chọn lươn giống nên mô hình chăn nuôi lươn của ông đã từng gặp thất bại. Con giống không đảm bảo khiến lươn hay bị bệnh rồi chết dần. Đến nay nhờ học hỏi thêm kinh nghiệm, ngoài đảm bảo nguồn lươn thương phẩm ông còn có thể cung ứng lươn giống cho người có nhu cầu nuôi lươn.

25/02/2015
Ngư Dân Trúng Đậm Cá Cơm Nồm Ngư Dân Trúng Đậm Cá Cơm Nồm

Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.

25/02/2015
Lộc Biển Đầu Xuân Lộc Biển Đầu Xuân

Sáng sớm mùng 4 Tết, chúng tôi xuôi về cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) và cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trên cửa biển hàng chục tàu thuyền các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa máy nổ ầm ầm đang tiến vào cập bến cảng, trên khoang tàu chất đầy ắp các loại cá ve, cá chim giang, cá đù, cá lẹp, cá cơm, cá bục bịch, cá hố, cá ngạnh, cá trích, cá cam, tép biển, và các loại ốc, ghẹ, sò lông…

25/02/2015
Gà Trống Và Trứng Gia Cầm Tăng Giá Gà Trống Và Trứng Gia Cầm Tăng Giá

Không chỉ có gà trống, mà trứng gia cầm hiện cũng được các tiểu thương đẩy lên gần 1 ngàn đồng/quả so với ngày thường. Tuy nhiên, giá trứng tại các siêu thị chỉ ở mức tăng nhẹ từ 2-4 ngàn đồng/chục nhờ chương trình bình ổn giá dịp tết. Cụ thể, giá trứng gà được bán ở chợ từ 2-2.5 ngàn đồng/quả, trứng vịt từ 3-3.5 ngàn đồng/quả nhưng vẫn hút khách.

25/02/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.