Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại

Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại
Ngày đăng: 04/09/2014

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên nhiều loại sâu bệnh đang phát triển và gây hại cho cây lúa. Trong đó, diện tích lúa nhiễm bệnh khô văn khá cao, trên 7.000 ha, cao hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ hại trung bình 4-18%, nơi cao 30-50%, cục bộ 60-70% /dảnh bị hại. Dự báo thời gian tới, bệnh tiếp tục gây hại trên phạm vi rộng với tỷ lệ hại cao hơn.

Tiếp đến là sâu đục thân 2 chấm, diện tích bị nhiễm khoảng 230ha, mật động trung bình 1-4 con/m2, nơi cao 5-10 con/m2, cục bộ 20 con/m2 (như ở Phú Bình). Thời gian tới, sâu non có thể gây bông bạc trên trà lúa mùa trung trỗ từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 9, gây ung đòng trên trà mùa muộn với tỷ lệ hại cao.

Riêng với rầy lưng trắng, diện tích lúa bị nhiễm trên 120ha, thấp hơn 20-30% so với cùng kỳ mọi năm. Mật độ nhiễm trung bình 150- 400 con/m2, nơi cao 1.200-1.500 con/m2, cục bộ 2.000- 3.000 con/m2, ( như ở thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai).

Cá biệt như ở thị xã Sông Công, có nơi mật độ nhiễm 5.000-6,000 con/ m2. Dự báo trong thời gian tới, mật độ rầy tiếp tục tăng cao, có khả năng gây cháy trên diện rộng  từ đầu nửa đầu tháng 9 nếu không được phòng trừ kịp thời.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã đề nghị các phòng chuyên môn, trạm BVTV các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu bệnh hại, căn cứ vào thực tế sản xuất tại địa phương chủ động tham mưu, đề xuất và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả, phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định Ương Tôm Hùm Bông Giống Trong Lồng Bình Định Ương Tôm Hùm Bông Giống Trong Lồng

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.

11/08/2014
Mùa Tôm Này Ở Tiên Yên... Mùa Tôm Này Ở Tiên Yên...

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

11/08/2014
Nga Nhập Khẩu Thủy Sản Của 7 Doanh Nghiệp Việt Nam Nga Nhập Khẩu Thủy Sản Của 7 Doanh Nghiệp Việt Nam

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.

11/08/2014
Long An Tập Trung Phát Triển Đàn Bò Sữa Lên 15.000 Con Long An Tập Trung Phát Triển Đàn Bò Sữa Lên 15.000 Con

Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.

11/08/2014
Cà Mau Thiếu Con Giống Chất Lượng, Ngành Chăn Nuôi Gặp Khó Cà Mau Thiếu Con Giống Chất Lượng, Ngành Chăn Nuôi Gặp Khó

Tập quán lâu đời của người dân miền sông nước là chăn nuôi vài con gà, con vịt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, hay nuôi cặp heo để tận dụng thức ăn thừa và để giải quyết khó khăn lúc túng bấn.

11/08/2014