Trồng nấm thu lãi 200 triệu đồng/năm
Năm 2011, từ làng Cao Kiên, ông Phượng mua 6.000 m2 đất làm trang trại. Năm 2013, ông tiếp cận với mô hình trồng nấm sò và được hỗ trợ một phần giống nấm, nhà xưởng sản xuất, tập huấn kỹ thuật làm nấm. "Khởi nghiệp với cây nấm của tôi bắt đầu như vậy" - ông Phượng cho biết.
Thành công bước đầu từ vụ nấm đem lại, năm 2014 ông Phượng đầu tư 1 tỷ đồng mua thêm 4.000 m2 đất, và 1 tỷ đồng làm nhà xưởng, mua lò hơi thanh trùng nguyên liệu, mở rộng qui mô. Ông Phượng cho biết: Xưởng sản xuất nấm gồm 4 dãy nhà, mỗi dãy có diện tích 140 m2 chứa 1 vạn bịch nấm. Cạnh đó là xưởng để xử lý nguyên liệu, đóng bịnh nấm.
Năm 2014 gia đình ông Phương làm 2 vụ nấm với 2 loại chính là nấm sò và mộc nhĩ. Với 1 vạn bịch nấm sò, bình quân mỗi bịch cho 4 lạng nấm, giá thị trường 30.000 đồng/kg. Phần diện tích nhà xưởng còn lại, ông làm mộc nhĩ và cho thu 1,5 tấn mộc nhĩ khô. Giá 1 kg trên 100.000 đồng tùy loại. Trừ chi phí, thu lãi 200 triệu đồng.
"Là Chủ nhiệm HTX Phương Anh với 40 lao động, chuyên về xây dựng, lợi nhuận từ đây không nhỏ sao ông lại đầu tư vào nghề nấm"? Nghe hỏi vậy ông Phượng trả lời: "Đúng là như thế. Lợi nhuận từ nấm so với nghề xây dựng đem lại không cao. Nhưng mình là đảng viên, lại là đảng viên cao tuổi nhất chi bộ Cao Kiên, không lẽ chỉ mải mê làm kinh tế một mình. Mở ra xưởng sản xuất nấm, vào vụ trong xưởng của tôi lúc nào cũng có 7 - 10 lao động đóng bịch, treo rồi thu hái nấm. Cũng là tạo công việc cho bà con nông dân ở đây. Thấy thế mà vui".
Không chỉ có vậy, ông Phượng còn trợ giúp hộ chị Nguyễn Thị Mai, thôn Đồng Điều 7, xã Tân Trung cùng sản xuất nấm sò theo công nghệ mới.
Vụ nấm 2014 vừa kết thúc, ông Nguyễn Đình Phượng đã mua nguyên liệu và chuẩn bị cho vụ nấm năm 2015. Ở huyện Tân Yên, đây là địa chỉ sản xuất nấm có qui mô lớn nhất, đầu tư trang thiết bị tốt nhất tính đến thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm
Từ UBND xã Keo Lôm đi dọc theo con đường nhựa vào huyện Điện Biên Đông đến ngã ba Trại Bò sẽ gặp khu dân cư với trên 40 ngôi nhà gỗ, lợp prô xi măng kiên cố, khang trang. Đó chính là bản Trại Bò. Hiện nay, bản có 45 hộ dân, tách thành 2 nhóm: Nhóm người dân tộc Khơ Mú và nhóm người dân tộc Mông. Chuyển về nơi ở mới và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của người dân bản Trại Bò đã bước sang một trang mới.
Không ít doanh nghiệp ví Đồng Nai là “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước, vì mỗi năm các nhà máy trong tỉnh cung cấp cho thị trường trên 2,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, đây vẫn là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.
Sò huyết, đặc sản đầm Ô Loan, ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gần như bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ biến mất do mất cân bằng sinh thái.
Chiều 18/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã tiếp và làm việc với ông Tai Kun Stai, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh học biển Long Điền, Đài Loan.