Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng nấm thu lãi 200 triệu đồng/năm

Trồng nấm thu lãi 200 triệu đồng/năm
Publish date: Saturday. May 16th, 2015

Năm 2011, từ làng Cao Kiên, ông Phượng mua 6.000 m2 đất làm trang trại. Năm 2013, ông tiếp cận với mô hình trồng nấm sò và được hỗ trợ một phần giống nấm, nhà xưởng sản xuất, tập huấn kỹ thuật làm nấm. "Khởi nghiệp với cây nấm của tôi bắt đầu như vậy" - ông Phượng cho biết.

Thành công bước đầu từ vụ nấm đem lại, năm 2014 ông Phượng đầu tư 1 tỷ đồng mua thêm 4.000 m2 đất, và 1 tỷ đồng làm nhà xưởng, mua lò hơi thanh trùng nguyên liệu, mở rộng qui mô. Ông Phượng cho biết: Xưởng sản xuất nấm gồm 4 dãy nhà, mỗi dãy có diện tích 140 m2 chứa 1 vạn bịch nấm. Cạnh đó là xưởng để xử lý nguyên liệu, đóng bịnh nấm.

Năm 2014 gia đình ông Phương làm 2 vụ nấm với 2 loại chính là nấm sò và mộc nhĩ. Với 1 vạn bịch nấm sò, bình quân mỗi bịch cho 4 lạng nấm, giá thị trường 30.000 đồng/kg. Phần diện tích nhà xưởng còn lại, ông làm mộc nhĩ và cho thu 1,5 tấn mộc nhĩ khô. Giá 1 kg trên 100.000 đồng tùy loại. Trừ chi phí, thu lãi 200 triệu đồng.

"Là Chủ nhiệm HTX Phương Anh với 40 lao động, chuyên về xây dựng, lợi nhuận từ đây không nhỏ sao ông lại đầu tư vào nghề nấm"? Nghe hỏi vậy ông Phượng trả lời: "Đúng là như thế. Lợi nhuận từ nấm so với nghề xây dựng đem lại không cao. Nhưng mình là đảng viên, lại là đảng viên cao tuổi nhất chi bộ Cao Kiên, không lẽ chỉ mải mê làm kinh tế một mình. Mở ra xưởng sản xuất nấm, vào vụ trong xưởng của tôi lúc nào cũng có 7 - 10 lao động đóng bịch, treo rồi thu hái nấm. Cũng là tạo công việc cho bà con nông dân ở đây. Thấy thế mà vui".

Không chỉ có vậy, ông Phượng còn trợ giúp hộ chị Nguyễn Thị Mai, thôn Đồng Điều 7, xã Tân Trung cùng sản xuất nấm sò theo công nghệ mới.

Vụ nấm 2014 vừa kết thúc, ông Nguyễn Đình Phượng đã mua nguyên liệu và chuẩn bị cho vụ nấm năm 2015. Ở huyện Tân Yên, đây là địa chỉ sản xuất nấm có qui mô lớn nhất, đầu tư trang thiết bị tốt nhất tính đến thời điểm này.


Related news

Doanh Nghiệp Mở Lớp Dạy Nông Dân Nuôi Chồn Ở Đắk Lắk Doanh Nghiệp Mở Lớp Dạy Nông Dân Nuôi Chồn Ở Đắk Lắk

Theo ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiên Cường thì mục đích của các lớp tập huấn là nhằm tạo nghề, giúp nông dân có kỹ thuật sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cũng để góp phần cho thương hiệu cà phê chồn Dak Lak ngày càng lớn mạnh hơn, đủ sức vươn xa ra và cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Sunday. May 20th, 2012
Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống

Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống. Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này còn có thể thấp hơn).

Tuesday. August 30th, 2011
Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản

Thông qua Dự án Nuôi thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (do T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Nam Định thực hiện), 26 hộ dân vùng ven biển xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã được tiếp vốn để nuôi tôm.

Thursday. May 24th, 2012
Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch

Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự

Thursday. September 1st, 2011
Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

Thursday. May 24th, 2012