Trồng nấm mùa hạn

Đưa chúng tôi tới thăm “nhà nấm” của bà Hồng, chị Cao Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Chính cho biết: Với tình hình khô hạn như hiện nay, địa phương đang chuyển hướng cho bà con trồng những loại cây chịu hạn, hoặc ít dùng nước sản xuất.
Về mô hình trồng nấm, xã đã lên kế hoạch nhưng chưa thực hiện vì đang chờ kinh phí hỗ trợ từ Dự án Hỗ trợ Tam nông, bà Hồng là người tiên phong trồng và đạt được kết quả bước đầu.
Bà Hồng mạnh dạn đầu tư, chọn giống nấm sò (nấm bào ngư) để trồng thử nghiệm. Với kinh phí ban đầu gần 2 triệu đồng, lắp thêm vòi phun sương để tiết kiệm nước tưới. Sau gần 2 tháng, lứa nấm đầu tiên được hái và thu hoạch liên tục trong 1 tháng. Trung bình mỗi lứa, thu hoạch được từ 110 - 120kg, với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà Hồng thu lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.
Theo bà Hồng, trồng nấm bào ngư không khó, cũng không vất vả như các loại nấm khác, chỉ cần nắm vững quy trình kỹ thuật, các yếu tố liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng, môi trường... ai cũng có thể trồng. Bà Hồng chia sẻ: Đây là lứa nấm thứ 4 gia đình đang trồng, công việc cũng rất nhẹ nhàng, dễ chăm sóc. Đặc biệt là vào mùa hạn, trồng nấm không tốn nhiều nước.
Chị Cao Thị Thanh Huyền, cho biết thêm: Thấy gia đình bà Hồng trồng nấm có thêm thu nhập, bà con mình cũng rất thích và mong muốn tham gia. Thời gian tới, khi có kinh phí sẽ triển khai cho nhiều hộ thực hiện mô hình này. Trong điều kiện đang thiếu nước sản xuất, trồng nấm là cách làm thích hợp được xã khuyến khích.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Thu, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) xuất bán khoảng 3.000 tấn lợn hơi, 2.000 con lợn giống và hàng chục tấn cá, lãi hơn 2 tỷ đồng.

Ngày 25.9, theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, sau 4 vụ trồng khảo nghiệm, đơn vị đã xác định 3 giống lúa GSR50, GSR38 và GSR90 có tính chống chịu mặn cao, sẽ đưa vào sản xuất đại trà trên 600ha ruộng nhiễm mặn ven biển của tỉnh.

Hiện nay, tại các xã vùng sâu vùng xa huyện Lục Nam, đang vào mùa dẻ chín. Người dân rất mừng vì sản phẩm được thương nhân ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh thu mua tại chỗ, có đến đâu bán hết đến đó, đầu vụ, giá 50.000 đồng/kg, giữa vụ 25.000 – 30.000 đồng/kg.

Trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, Đồng Nai đang thực hiện chương trình “4 có”. Chương trình này đã tạo đà cho Chương trình xây dựng NTM bắt nhịp nhanh. Ngoài ra, còn nhờ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo và cấp cơ sở cũng quyết liệt thực hiện.

Có giá hàng triệu đồng một kg, nhưng các sản vật tự nhiên như bào ngư, hải mã, linh chi rừng, hải sâm luôn được dân buôn Phú Quốc săn lùng.