Kỹ thuật sản xuất vải thiều độc đáo của người Sán Dìu
Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hơn nhiều so với cách sản xuất vải thiều truyền thống…
Vụ vải thiều năm nay, nếu ai có dịp đến thăm trang trại trồng vải thiều của gia đình ông Trần Văn Hành đều phải trầm trồ khen ngợi bởi kỹ thuật sản xuất vải thiều độc đáo của gia đình anh. Cả 3 ha vải thiều với cả nghìn cây vải đều được gia đình ông Hành thực hiện thành công kỹ thuật mới - cho quả vải thiều ra quả trong thân cây.
Theo đó, hầu như cây vải nào quả cũng sai trĩu trịt từ gốc đến ngọn. Do quả vải thiều ra trong tán cây ở dưới thấp nên công việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thuận tiện và đỡ tốn kém hơn so với việc chăm sóc những quả trên ngọn. Vì thế chất lượng quả vải nhà ông Hành to đều và mẫu mã cũng đỏ đẹp hơn. Thông thường vải thiều ở Lục Ngạn phải từ 35 – 40 quả vải thiều mới được 1 kg, nhưng với quả vải trong thân cây của gia đình ông Hành thì chỉ trung bình 30 quả đã được 1 kg.
Vụ vải này, gia đình ông Hành ước thu hoạt được trên 30 tấn quả tươi, tăng khoảng 5 tấn so với vụ trước. Khi chúng tôi đến thăm, gia đình ông Hành mới thu hoạch một góc vườn đã được 5 tấn quả, bán với giá bình quân trên 20 nghìn đồng/kg (cao hơn giá thị trường khoảng 3 nghìn đồng kg).
Điều đặc biệt là những năm trước, để thu hái được hết trang trại vải thiều của gia đình, ông Hành phải thuê 10 lao động, trung bình trong buổi sáng mỗi lao động cũng chỉ thu hoạch được 1 tạ quả. Còn bây giờ, với cách làm quả vải thiều ra quả chùm trên thân cây, ông Hành chỉ cần 5 lao động thu hoạch cũng thời gian như vậy đã đạt 1 tấn quả mà chẳng vất vả gì. Mặt khác, do quả vải thiều nhà ông Hành được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có chất lượng quả to, mẫu mã đẹp nên nhiều khách hàng đã quen thuộc vào tận vườn đặt mua hàng tấn quả/ngày với giá cao nhất trên thị trường.
Nói về kinh nghiệm sản xuất vải thiều ra quả trong thân cây, ông Hành chia sẻ, trước tiên cần tỉa cành trên ngọn thật thưa cho ánh sáng chiếu vào thân cây. Sau đó để nguyên những cành nhỏ ra trên thân cây để sau này vải ra quả từ đó. Đồng thời thực hiện biện pháp khoanh cành vào thời gian thích hợp và cách khoanh mở rộng hơn so với việc khoanh cây vải thiều bình thường.
Với thâm niên hơn chục năm làm cán bộ khuyến nông rồi đến Chủ tịch Hội Nông dân kiêm Chủ nhiệm câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông xã Giáp Sơn, ông Trần Văn Hành luôn gắn bó với cây vải thiều và là một trong những người tiên phong áp dụng kỹ thuật sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP hiệu quả trong xã Giáp Sơn nói riêng và huyện Lục Ngạn nói chung.
Thực tế đây đã là vụ vải thứ 3 gia đình ông Hành thực hiện thành công kỹ thuật cho quả vải thiều ra qua trên thân. Với kỹ thuật này, năm nào vườn vải nhà ông cũng được mùa với sản lượng đạt từ 20 – 30 tấn quả, thu về khoảng 500 triệu – 600 triệu đồng/năm.
Và đề tài khoa học kỹ thuật này đã được ông Hành mang đi dự thi và đoạt giải Ba trong cuộc thi “Sáng tạo nhà nông” của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang năm 2014, đồng thời đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do Liên hiệp Hội khoa học tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, thành công nhất là đề tài cho quả vải thiều ra quả trong thân của ông Hành đã được hơn 100 hộ dân ở trong và ngoài xã Giáp Sơn học tập và áp dụng thành công trên khoảng 100 ha vải thiều ở địa phương.
Với thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác nên tháng 10 năm 2014, ông Trần Văn Hành đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ do đã có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giúp nhau xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.
Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.
Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh).
Tính đến ngày 30/5, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 13.500 tấn vải thiều chín sớm, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải sớm của tỉnh.