Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng nấm mùa hạn

Trồng nấm mùa hạn
Publish date: Saturday. April 25th, 2015

Đưa chúng tôi tới thăm “nhà nấm” của bà Hồng, chị Cao Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Chính cho biết: Với tình hình khô hạn như hiện nay, địa phương đang chuyển hướng cho bà con trồng những loại cây chịu hạn, hoặc ít dùng nước sản xuất.

Về mô hình trồng nấm, xã đã lên kế hoạch nhưng chưa thực hiện vì đang chờ kinh phí hỗ trợ từ Dự án Hỗ trợ Tam nông, bà Hồng là người tiên phong trồng và đạt được kết quả bước đầu.

Bà Hồng mạnh dạn đầu tư, chọn giống nấm sò (nấm bào ngư) để trồng thử nghiệm. Với kinh phí ban đầu gần 2 triệu đồng, lắp thêm vòi phun sương để tiết kiệm nước tưới. Sau gần 2 tháng, lứa nấm đầu tiên được hái và thu hoạch liên tục trong 1 tháng. Trung bình mỗi lứa, thu hoạch được từ 110 - 120kg, với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà Hồng thu lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.

Theo bà Hồng, trồng nấm bào ngư không khó, cũng không vất vả như các loại nấm khác, chỉ cần nắm vững quy trình kỹ thuật, các yếu tố liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng, môi trường... ai cũng có thể trồng. Bà Hồng chia sẻ: Đây là lứa nấm thứ 4 gia đình đang trồng, công việc cũng rất nhẹ nhàng, dễ chăm sóc. Đặc biệt là vào mùa hạn, trồng nấm không tốn nhiều nước.

Chị Cao Thị Thanh Huyền, cho biết thêm: Thấy gia đình bà Hồng trồng nấm có thêm thu nhập, bà con mình cũng rất thích và mong muốn tham gia. Thời gian tới, khi có kinh phí sẽ triển khai cho nhiều hộ thực hiện mô hình này. Trong điều kiện đang thiếu nước sản xuất, trồng nấm là cách làm thích hợp được xã khuyến khích.


Related news

Báo Động Tình Trạng Nông Dân Phá Bỏ Cây Cà Phê Báo Động Tình Trạng Nông Dân Phá Bỏ Cây Cà Phê

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.

Friday. February 21st, 2014
“Trẻ Hóa” Vườn Điều Già Cỗi “Trẻ Hóa” Vườn Điều Già Cỗi

Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.

Tuesday. March 18th, 2014
Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi

Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.

Friday. February 21st, 2014
Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.

Tuesday. March 18th, 2014
Người Trồng Sả “Hốt Bạc” Ở Quảng Nam Người Trồng Sả “Hốt Bạc” Ở Quảng Nam

Trong khi các địa phương khác ở miền Trung thất thu vụ sả do liên tiếp hứng lũ lụt thì tại thôn Lộc Sơn, xã Quế Long (Quế Sơn - Quảng Nam), người dân lại “hốt bạc” vì sả được trồng toàn bộ trên núi.

Friday. February 21st, 2014