Thanh long ruột đỏ làm giàu cho nhà nông

Vốn là người con của xứ sở thanh long-vùng đất Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), trong những lần về thăm quê, anh Hoàng nuôi ý tưởng đưa loại cây này lên Pleiku trồng thử.
Năm 2000, mua lại 3 ha đất bãi hoang, vợ chồng anh bắt tay xây dựng một trang trại nhỏ. “Tôi thấy đất pha cát hợp nhất với cây thanh long quê tôi. Tôi với vợ con làm ngày làm đêm, san lấp ao, gò, làm trụ trồng 500 trụ thanh long, trong đó chủ yếu là thanh long ruột đỏ. Chỉ sau 1 năm, thanh long cho thu hoạch, trái to, sai chi chít, ngọt lừ…”- anh Hoàng, tâm sự.
Đến nay, 500 gốc thanh long trung bình mỗi gốc cho thu hoạch 50 - 70 kg quả/năm, những trụ ổn định từ 3 năm trở lên có thể cho thu trên 100 kg quả/năm. Trung bình mỗi trái đạt 0,5 - 0,8 kg, cá biệt có những trái đạt trên 1 kg, thương lái tới tận nhà mua hàng, đặc biệt là đối với thanh long ruột đỏ. “Ngày thường giá rẻ, họ mua 20 - 30 ngàn đồng/kg, dịp lễ, Tết 40 - 50 ngàn đồng/kg”-chị Thái Thị Thanh Nga-vợ anh Hoàng, phấn khởi khoe. Tính trung bình, mỗi năm gia đình anh chị thu về 700 - 800 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của anh Hoàng, thanh long ruột đỏ là cây ưa nhiệt và sống khỏe trên đất cát. Tây Nguyên về mùa mưa mưa nhiều và kéo dài khiến cây dễ bị úng chết, bởi vậy phải làm ụ thoát nước cho thanh long. Anh còn mua 7 con bò về nuôi, vừa bán thịt, vừa lấy phân bón vườn thanh long. “Thanh long dùng phân hữu cơ sẽ cho cây khỏe, ít sâu bệnh và chất lượng trái đậm đà hơn”-anh Hoàng nói. Vợ chồng anh cải tạo một phần diện tích để trồng lúa và luân phiên các loại hoa màu như: bắp, bí đỏ… tăng thêm thu nhập. Rơm rạ là nguồn thức ăn dự trữ cho đàn bò, kể cả thân cây thanh long già cỗi hay cành chồi cắt bỏ.
Để trồng thành công cây thanh long ruột đỏ, theo anh Hoàng có thể dùng trụ bê tông, trồng 4 thân chia đều theo 4 hướng, nên cắt bỏ phần thịt của dây thanh long giống, chỉ giữ lại phần lõi giữa để tránh úng thối làm chết cây. Mùa mưa nên để ý khơi thông nước, tránh tù đọng; mùa khô tưới nước phù hợp, dùng cỏ hoặc rơm để ủ giữ ẩm gốc cây. Nên tỉa cành sao cho tán cây tỏa đều, cắt tỉa theo nguyên tắc “1 mẹ-2 con” (1 cành mẹ-2 cành con). Khi thanh long ra bông, chỉ nên duy trì 1 trái/dây thanh long để cho quả mạnh nhất, chất lượng ngon nhất. “Vợ chồng tôi cũng đã nghiên cứu và ép cho thanh long ra trái lệch vụ để bán được giá hơn”- anh Hoàng cho biết.
…Nếm thử trái thanh long mềm và ngọt mát giữa trưa tháng 6 nắng chói chang, chúng tôi thầm khâm phục ý chí, sự cần cù, chịu khó cũng đồng thời vui lây với niềm vui của vợ chồng người nông dân biến đất cằn nở hoa này. Thành công từ mô hình trồng thanh long của vợ chồng anh Hoàng-chị Nga là kinh nghiệm quý cho nhiều nhà nông khác.
Có thể bạn quan tâm

Dù vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu cá tra của VN nhưng giá trị mặt hàng này xuất vào Liên minh châu Âu (EU) ngày càng giảm.

Mạnh dạn thử nghiệm cây trồng mới, ông Nguyễn Văn Đức ở ấp 4, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương)trồng xen canh cây dó bầu lấy trầm hương với cây điều, cao su. Sau gần 10 năm chăm sóc, vườn cây hơn 4 ha của ông chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đó là khẳng định của ông Sengoku Yoshito - phó chủ tịch Đảng Dân chủ, nguyên phó chánh văn phòng nội các Chính phủ Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu, trọng tâm là triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây mía nguyên liệu và hỗ trợ người trồng mía.

Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Theo đó, cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng, không thu lãi quá hạn, lãi phạt; đồng thời xem xét cho người nuôi vay mới để khôi phục sản xuất nhằm phát triển nghề cá tra.