Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên

Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên
Ngày đăng: 12/11/2014

Vì bị nhiễm dịch bệnh nên năng suất, sản lượng sẽ bị sụt giảm khoảng 30% so với dự kiến. Đó là một thực tế rất đáng buồn đang diễn ra với cây gừng tại xã vùng cao Đồng Chum (Đà Bắc).

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

Theo đề xuất, năng suất dự kiến 28 tấn/ha, tổng sản lượng thu được 1.162 tấn. Theo hợp đồng, đối tác cam kết thu mua toàn bộ với đơn giá thấp nhất 4.500đ/kg, tương đương với tổng thu 5,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc nói chung, địa bàn xã Đồng Chum nói riêng, thời tiết mưa nhiều kéo dài nên cây gừng bị bệnh ngày càng nặng và diện tích bị nhiễm bệnh lây lan ra đến 32,11 ha (chiếm 77% tổng diện tích).

Trao đổi về tình trạng bệnh của cây gừng tại xã Đồng Chum, đồng chí Nguyễn Hồng Yến – Chi cục phó Chi cục BVTV cho biết: “Diện tích gừng tại xã Đồng Chum bị bệnh thối củ và bệnh cháy lá. Bệnh thối củ phát sinh trong điều kiện độ ẩm cao, thường hại nặng từng chòm, sau đó lan rộng dần thành từng vạt, cả ruộng.

Đặc biệt, cây lây lan nhanh sau những trận mưa giông hoặc qua vết thương cơ giới trên cây do tác động của xới xáo, làm cỏ; cây thối từ gốc vào củ, có mùi khó ngửi, cây chết nhanh cả khóm. Bệnh cháy lá làm lá bị khô quắt lại, cây lùn đi, ít đẻ nhánh và nhánh con kém phát triển, có thể làm lụi toàn bộ cả khóm, bệnh có thể phát sinh trên diện rộng với mức độ gây hại khác nhau.

Đây là 2 loại bệnh nguy hiểm đối với cây gừng. Tuy nhiên, do đây là năm đầu tiên người dân Đồng Chum trồng gừng nên chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật xử lý; khi ngành chức năng nắm được thông tin, bệnh đã lan rộng, khó xử lý.

Để xử lý nguồn bệnh và chặn đứng sự lây lan của bệnh, bảo vệ chồi mới mọc, Chi cục BVTV đã hướng dẫn địa phương dừng ngay việc bón phân, nhổ bỏ và tiêu hủy gừng chết, rắc vôi bột vào vị trí cây nhổ bỏ, sử dụng thuốc đặc trị cho từng loại bệnh.

Sau khi thực hiện đồng bộ các giải pháp đó, đến nay, toàn xã đã “cứu” được 29,29 ha gừng phát triển bình thường (chiếm 70% tổng diện tích trồng), bệnh đã dừng lây lan. Tuy nhiên đã có 7,47 ha gừng bị chết (chiếm 18% tổng diện tích trồng); 1,835 ha gừng vẫn đang bị nhiễm bệnh và 2,905 ha rừng bị chậm phát triển.

Theo đánh giá của ông Xa Văn Tông – Trưởng nhóm CIG xóm Mới 1, xã Đồng Chum thì: “Năng suất và sản lượng gừng dự kiến sẽ sụt giảm khoảng 30% so với kế hoạch. Kéo theo đó, giá trị kinh tế cũng bị sụt giảm theo. Bà con rất tiếc vì cây gừng đang là cây trồng mang lại hy vọng phát triển kinh tế; cây đang phát triển tốt lại bị bệnh chết, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bà con".

Kết thúc vụ gừng năm nay không mấy thành công, để chuẩn bị cho một vụ gừng mới, đồng chí Chi cục phó Chi cục BVTV khuyến cáo bà con cần cẩn thận trong xử lý củ giống, xử lý đất tái canh, chọn giống sạch bệnh và thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm nguồn bệnh để xử lý, không để xảy ra tình trạng gừng bị nhiễm bệnh hàng loạt như vừa qua.

Nguồn bài viết: http://www.baohoabinh.com.vn/12/88322/Dong_Chum_Da_Bac_Dang_tiec_cho_vu_gung_dau_tien_.htm


Có thể bạn quan tâm

Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…

27/08/2015
Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi

Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.

27/08/2015
Xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tăng gần 5% Xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tăng gần 5%

Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK NT2MV đạt 40,21 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Top 9 thị trường chiếm 92% tổng giá trị XK NT2MV của Việt Nam.Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam XK NT2MV sang 48 nước, giảm 4 nước so với cùng kỳ năm 2014.

27/08/2015
Xuất khẩu thủy sản đạt trên 20.000 tấn Xuất khẩu thủy sản đạt trên 20.000 tấn

Tính đến thời điểm này, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt trên 20.000 tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2014 (trong đó tôm đông lạnh đạt trên 19.600 tấn).

27/08/2015
Nghịch lý cá tra xuất khẩu rẻ hơn bán trong nước Nghịch lý cá tra xuất khẩu rẻ hơn bán trong nước

Cá tra phile đông lạnh xuất khẩu chỉ 56.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng bán tại Hà Nội là 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg.

27/08/2015