Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao

Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao
Ngày đăng: 13/11/2014

Từ năm 2008 - 2011, diện tích cây ca cao ở huyện Đức Linh chỉ có khoảng 86ha/137 hộ trồng xen dưới tán điều, năng suất bình quân chỉ đạt 6 tạ trái tươi/ha/năm.

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

Mới đầu chỉ triển khai 22,5 ha ở xã Đa Kai, dần dần diện tích ca cao được trồng mở rộng, có lúc tăng 280 ha. Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cây ca cao được chọn trồng thâm canh xen điều vì đây là cây công nghiệp dài ngày, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều như ở Đức Linh.

Mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều” bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Ngoài hiệu quả về kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nông dân, mô hình còn mang lại những hiệu quả nhất định về mặt xã hội và môi trường, như: phát triển thêm cây trồng mới, tăng độ che phủ cho đất, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Theo đề án phát triển ca cao bền vững tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2030 và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu, đầu tư, phát triển ca cao trong và ngoài nước, huyện Đức Linh phấn đấu đến năm 2030, tổng diện tích ca cao trên toàn huyện khoảng 500 ha trồng xen dưới tán vườn điều, xoài và cây lâm nghiệp.

Trước mắt giai đoạn 2015 - 2020 ưu tiên quy hoạch phát triển khoảng 300 ha ở những vùng có nước tưới trong mùa khô để đảm bảo cây phát triển tốt. Dự kiến năng suất ca cao đến năm 2020 đạt khoảng từ 2 - 2,5 tấn/ha.

Để đạt được mục tiêu đó, huyện Đức Linh cũng sẽ thực hiện những giải pháp cơ bản để phát triển ca cao như: quy hoạch vùng sản xuất ca cao tập trung năng suất cao theo hướng bền vững; đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu; tăng cường tập huấn, đào tạo kiến thức trồng chăm sóc, bảo quản và chế biến ca cao; đồng thời xây dựng hệ thống thu mua để nông dân yên tâm sản xuất. Từ đó, từng bước tạo vùng nguyên liệu ca cao bền vững.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71131#content


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản 11 Tháng Đạt Trên 28 Tỷ USD Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản 11 Tháng Đạt Trên 28 Tỷ USD

Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.

27/11/2014
Hành Trái Vụ Lý Sơn Mất Giá Hành Trái Vụ Lý Sơn Mất Giá

Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.

24/06/2014
Úc Cấm Nhập Khẩu Tôm Nấu Chín Và Mì Tôm Của Việt Nam Úc Cấm Nhập Khẩu Tôm Nấu Chín Và Mì Tôm Của Việt Nam

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

27/11/2014
Người Trồng Cỏ Nhung Đang Lỗ Nặng Người Trồng Cỏ Nhung Đang Lỗ Nặng

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.

24/06/2014
Loạn Phân Bón Giả Loạn Phân Bón Giả

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.

27/11/2014