Trồng na lãi ròng mỗi năm nửa tỷ đồng

Ông Nông Văn Lợi, thôn Đồng Ngầu, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng đang chăm sóc vườn na.
Năm 1990, khi bắt đầu khởi nghiệp, ông Lợi lấy giống từ huyện Chi Lăng về, ươm và trồng được 890 cây na.
Sau khi thu hoạch, cây na cho quả ngọt sắc, múi dày và bán được giá cao.
Nhận thấy cây na phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, năm 2005, ông Lợi quyết định mở rộng số lượng cây na lên 2.000 cây, rồi 3.000 cây…
Na cho quả sai, chất lượng tốt nên đến mùa, thương lái đến tận vườn thu mua tấp nập.
Nhưng không “ỷ lại” vào thương lái, ông Lợi chủ động mở 1 gian hàng hoa quả gần chợ Long Biên (Hà Nội) để chủ động đầu ra cho quả na vườn nhà.
Năng suất vườn na cao, đầu ra tốt nhưng ông Lợi vẫn không ngừng học hỏi tìm ra các phương pháp mới.
Biết tiếng nơi nào trồng na tốt, na ngon ông đều tìm đến để học hỏi.
Nhờ vậy, cây na trong vườn nhà ông cho quả ngày càng to và càng ngọt...
Cũng nhờ tìm tòi học hỏi, áp dụng phương pháp mới, ông đã tăng năng suất vườn na lên 2 vụ/năm, thay vì 1 vụ/năm như trước đây.
Mỗi năm, với 3.000 cây na, ông tiêu thụ được khoảng 40-50 tấn quả, trừ chi phí, lãi trên 500 triệu đồng.
Bên cạnh đó, ông còn đầu tư trồng thêm một số cây ăn quả như táo, mít… Hàng năm, trang trại của ông giúp giải quyết việc làm cho 20 lao động địa phương với nguồn thu nhập ổn định.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Lợi còn tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng NTM ở quê hương.
Ông đã từng hiến hơn 600m2 đất rừng của gia đình để làm đường liên xã Cai Kinh – Yên Sơn và đứng ra vận động bà con đóng góp được hơn 100 triệu đồng để làm đường.
Với những thành tích đó, ông Nông Văn Lợi được vinh dự tham dự Đại hội thi đua yêu nước được tổ chức vào cuối tháng 8.2014 và được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.

Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...

7 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản của thị xã đạt 11.566 tấn, bằng 61,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài việc bảo đảm về sản lượng khai thác, nhiều tàu cá với trang thiết bị ngày càng hiện đại đã khai thác được nhiều sản phẩm có giá trị cao như cá ngàng, cá ngừ...