Huyền tích cá vược
“Cọp nước”
Đi suốt vùng đầm phá Tam Giang, hỏi về loài cá vược (cá trặc), giờ đã trở nên quen thuộc với ngư dân nuôi trồng. Những điều kiêng cữ, cùng huyền tích quanh nó, có chăng chỉ còn lại trong ký ức bàng bạc của những ngư phủ một đời dạn dày sương gió!
Ông La Minh Ẩn (70 tuổi, thôn 14, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền)- người từng một thời “săn” cá vược có tiếng trên phá Tam Giang bảo rằng, ngày xưa, do ngư dân kiêng cữ không “dám” đánh bắt nên loài cá này sinh sôi trên vùng sông nước. Những năm 80 - 90 thế kỷ trước, cá vược mà ông đánh bắt được có con nặng từ 60 - 70kg là chuyện thường. Về sau, đánh bắt nhiều nên loại “khủng” như thế dần khan hiếm.
Cá vược thường đến “ngự” ở những am thờ được ngư dân dựng trên phá Tam Giang, tháo láo đôi mắt trông dữ tợn. Là loài ăn tạp, có sức mạnh quẫy đạp phi thường nên ngư dân nào “không may” cá mắc vào lưới đều rách bươm; nếu cá vướng lưới hoặc nhảy lên thuyền thì phải thả cá ra và đặt làm cá giấy để cúng cho “ngài”.
Cư dân vùng đầm phá còn truyền tai nhau nhiều câu chuyện ly kỳ nhuốm màu huyền bí về những ngư dân không may làm nghề trên phá Tam Giang gặp loài ngư tinh này. Ông Ẩn kể: “Mấy chục năm trước có ngư phủ ở Quảng Ngạn, khi làm lưới trên phá không may loài cá này nhảy lên thuyền quẫy đạp, làm bị thương ở mặt. Nghe đâu, sau đó vì sợ hãi mà ông này cũng bỏ nghề sông nước.”
Nói đoạn, ông Ẩn cũng tặc lưỡi: “Mà kiêng cữ hay không đều do quan niệm của từng người. Trước đây, có hai ông Nguyễn Dồn, Nguyễn Dàng ở làng Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi) cũng chuyên đánh bắt cá vược. Ngay cả bản thân tui, cũng nhiều lần làm nghề trên đầm phá bắt được loài cá này. Mình nghĩ, nó cũng như nhiều loài thủy sản khác, là sản vật của đầm phá “dành” cho ngư dân. Nó ở được trên phá thì mình mang về nuôi được trên ô đầm.”
Đổi đời cho nhiều ngư dân
Trải qua thời gian, huyền tích về loài cá dữ cũng nhạt đi trong tâm trí ngư dân. Cư dân vùng sông nước Tam Giang từ các xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) đã đưa loài cá vược vào nuôi trên phá.
Ông Phạm Việt Dũng (thôn 4, xã Quảng Công) - một hộ dân nuôi thành công cá vược cho biết: “Nuôi cá vược lãi nhất vào thời điểm năm 2013 - 2014, khi đó giá thức ăn thấp, cá bán ra giá rất cao. Bây giờ không còn lãi nhiều như trước, nhưng cơ bản, người nuôi vẫn sống được với nghề. Nuôi cá vược đã giúp hàng chục hộ dân ở Quảng Công đổi đời”.
Hộ gia đình ông Dũng năm này đưa vào nuôi 4 lồng và 1 ha mặt nước chuyên nuôi cá vược trên phá Tam Giang. Với mật độ hồ 3.000m2, thả nuôi 1.500 con; 1 lồng thả nuôi 500 - 1.000 con, thời điểm cá được giá, lãi 60 - 70 triệu đồng; thời điểm hiện tại lãi từ 30 - 40 triệu đồng/lồng.
Ông Lê Nguyên Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công tâm sự: “Từ những năm 2006 - 2008, bà con đã vào các tỉnh phía Nam mua giống cá vược ra nuôi trên đầm phá. Mô hình do ĐH Thủy sản Nha Trang cung cấp kỹ thuật, nguồn giống. Thời điểm cá vược được giá nhất, các hộ dân lãi vài trăm triệu đồng/vụ nuôi. Nhiều ngư dân trước đây làm nghề đánh bắt đầm phá, chuyển qua nuôi chuyên canh cá vược cùng những loại thủy sản khác như cá mú, hồng… Cũng nhờ cá vược mà nhiều ngư dân xây dựng nhà cửa, có thu nhập ổn định.”
Theo ông Sỹ, toàn xã có 126 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó có 19 ha chuyên nuôi cá vược với 42 hộ dân tham gia, tập trung nhiều nhất ở thôn 14, sản lượng đạt từ 40 - 50 tấn/năm. Ông Sỹ phân tích: “Như vụ hè thu năm 2014, toàn xã có 56 ha lúa của mấy chục hộ dân, thu được trên dưới 1 tỷ đồng, trong khi chỉ riêng hộ ông Dũng thu nhập từ việc nuôi cá vược và các loại thủy sản khác cũng 400 - 500 triệu đồng. Nói như thế để thấy NTTS ven đầm phá, đặc biệt là loài cá vược được xem như là một mũi nhọn kinh tế tại địa phương.”
Hộ ông La Minh Ẩn (thôn 14), cũng là một trong những hộ dân nuôi thành công cá vược trên phá Tam Giang. Từ một người chuyên săn bắt cá vược, ông Ẩn đã đầu tư đưa loài cá này vào nuôi thương phẩm.
Đưa vào thả hơn 1 ha diện tích mặt nước cùng 3 lồng chuyên cá vược, ông Ẩn cho hay: “Giá cá vược dao động từ 100 - 120 nghìn đồng/kg, tính chi phí thức ăn từ lúc nuôi cho đến khi thu hoạch khoảng 40 triệu đồng/lồng mật độ 1.000 con, cho thu lãi khoảng 60 triệu đồng/lồng. Hiện, cá vược cùng cá hồng mỹ đang là loại “đặc sản” được bà con ưa chuộng đưa vào nuôi trên đầm phá. Cá được thương lái tìm về mua ngay tại vùng nuôi nên không lo vấn đề đầu ra.”
Bà Đặng Thị Bẹ (thôn Tân An, thị trấn Thuận An), một chủ thu mua cá vược cho biết, “bình quân mỗi ngày cơ sở này thu mua từ 3 - 4 tạ cá vược bỏ mối hầu hết các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh. Cá vược hiện đang được các nhà hàng, khách sạn ưa chuộng do thịt chắc, thơm ngon.”
Tại xã Hải Dương, ông Lê Xuân Hướng, Phó Chủ tịch UBND xã thông tin: “Vụ nuôi năm nay toàn xã đưa vào nuôi 575 lồng cá với 24 vạn con giống cá vược, dìa, mú, sản lượng thu hoạch đạt 25 tấn. Nuôi cá vược cùng nhiều loại thủy sản khác đang góp phần “đổi đời” cho nhiều ngư dân tại địa phương.”
Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh: Toàn tỉnh có hơn 2.000 lồng nuôi cá nước lợ, sản lượng thu hoạch 1.600 tấn/năm. Nuôi cá lồng nước lợ ở các cửa biển và một số vùng đầm phá có độ mặn ổn định là nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định và quan trọng của ngư dân. Các đối tượng nuôi rất đa dạng như cá vược, cá giò, cá vẩu, cá hồng mỹ được đánh giá dễ nuôi, ít bệnh và chất lượng thịt ngon, dễ bán và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Hiện HTX Chí Thạnh quản lý 706ha diện tích gieo trồng. Các hoạt động dịch vụ chính của HTX gồm giao thông nội đồng, thủy lợi, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tín dụng nội bộ, khuyến nông. Tổng doanh thu của HTX hơn 400 triệu đồng/năm, trong đó, chi phí đã hơn 320 triệu đồng/năm.
Trong khi XK nông sản của Việt Nam sang Campuchia hiện còn rất khiêm tốn, thì XK các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, TĂCN lại đang tăng trưởng khá mạnh.
Nhu cầu mua gạo ở một số thị trường đang tăng lên, song doanh nghiệp vẫn đang chần chừ trong ký hợp đồng xuất khẩu mới do lượng gạo dành cho xuất khẩu gần như không còn nhiều.
Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.
Hôm rồi, Tư tôi về thăm nhà, hỏi chuyện đồng áng thì má kể rằng, vụ đông xuân vừa qua gặt được 320kg lúa khô. Má hạch toán: “Với chừng ấy sản lượng, nếu bán lúa với giá 1kg là 5 nghìn đồng thì tổng giá trị thu về 1,6 triệu đồng.