Trồng na lãi ròng mỗi năm nửa tỷ đồng
Ông Nông Văn Lợi, thôn Đồng Ngầu, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng đang chăm sóc vườn na.
Năm 1990, khi bắt đầu khởi nghiệp, ông Lợi lấy giống từ huyện Chi Lăng về, ươm và trồng được 890 cây na.
Sau khi thu hoạch, cây na cho quả ngọt sắc, múi dày và bán được giá cao.
Nhận thấy cây na phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, năm 2005, ông Lợi quyết định mở rộng số lượng cây na lên 2.000 cây, rồi 3.000 cây…
Na cho quả sai, chất lượng tốt nên đến mùa, thương lái đến tận vườn thu mua tấp nập.
Nhưng không “ỷ lại” vào thương lái, ông Lợi chủ động mở 1 gian hàng hoa quả gần chợ Long Biên (Hà Nội) để chủ động đầu ra cho quả na vườn nhà.
Năng suất vườn na cao, đầu ra tốt nhưng ông Lợi vẫn không ngừng học hỏi tìm ra các phương pháp mới.
Biết tiếng nơi nào trồng na tốt, na ngon ông đều tìm đến để học hỏi.
Nhờ vậy, cây na trong vườn nhà ông cho quả ngày càng to và càng ngọt...
Cũng nhờ tìm tòi học hỏi, áp dụng phương pháp mới, ông đã tăng năng suất vườn na lên 2 vụ/năm, thay vì 1 vụ/năm như trước đây.
Mỗi năm, với 3.000 cây na, ông tiêu thụ được khoảng 40-50 tấn quả, trừ chi phí, lãi trên 500 triệu đồng.
Bên cạnh đó, ông còn đầu tư trồng thêm một số cây ăn quả như táo, mít… Hàng năm, trang trại của ông giúp giải quyết việc làm cho 20 lao động địa phương với nguồn thu nhập ổn định.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Lợi còn tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng NTM ở quê hương.
Ông đã từng hiến hơn 600m2 đất rừng của gia đình để làm đường liên xã Cai Kinh – Yên Sơn và đứng ra vận động bà con đóng góp được hơn 100 triệu đồng để làm đường.
Với những thành tích đó, ông Nông Văn Lợi được vinh dự tham dự Đại hội thi đua yêu nước được tổ chức vào cuối tháng 8.2014 và được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015.
Related news
Huyện Tuần Giáo có 211ha mặt nước để nuôi thủy sản, với sản lượng cá hàng năm đạt trên 232 tấn; tập trung ở các xã: Mường Mùn, Mùn Chung, Quài Tở, Quài Cang, Chiềng Sinh, Chiềng Đông. Nhờ đầu tư các mô hình nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo. Tuy nhiên, hàng năm bước vào mùa mưa gây khó khăn không nhỏ cho các hộ nuôi thủy sản do nước ngập hoặc sau lũ xuất hiện dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất thủy sản.
Vụ mùa năm nay, toàn xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) gieo cấy 69ha lúa, cơ cấu giống chủ yếu là các giống lúa địa phương và Nhị ưu 838. Từ đầu tháng 6, nông dân xã Quảng Lâm đồng loạt ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải đất, chuẩn bị thóc giống để gieo mạ sau đó đợi mưa xuống, có nước mới tiến hành gieo, cấy. Thời điểm này, khoảng 90% diện tích đã được cày ải xong. Sau mấy trận mưa giông đầu mùa, lượng nước dồi dào, bà con tập trung dẫn nước vào ruộng bắt đầu gieo, cấy.
Tại TP Cần Thơ, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị "Đánh giá Công tác Giống vật nuôi tại các tỉnh ĐBSCL". Nhiều đại biểu khẳng định, không thể "bỏ quên", thậm chí phải hết sức quan tâm đến công tác giống vật nuôi trong bối cảnh đề án tái cơ cấu nông nghiệp đang triển khai tích cực. Xuất phát từ thực tế đó, những vấn đề liên quan, đặc biệt là những "mảng tối" trong công tác sản xuất, kinh doanh và quản lý giống vật nuôi ở ĐBSCL đã được đưa ra bàn thảo.
Hiện nay, trên thị trường có khoảng từ 50 - 60 Cty sản xuất các sản phẩm bổ sung là có đăng ký sản xuất, còn những Cty "lôm côm" thì nhiều vô kể.
Gà được thả hoàn toàn tự nhiên, sáng kiếm ăn trong rừng, tối về gốc cây ven nhà để ngủ, muốn bắt đãi khách phải dùng… chài