Trồng Màu Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ tổ chức nghiệm thu và chuyển giao cho nông dân ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng quy trình sản xuất, chăn nuôi khép kín gắn với mô hình canh tác màu tiết kiệm nước.
Đây là mục tiêu hướng nông dân canh tác hiệu quả cao và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là vùng cao, thiếu nước tưới vào mùa khô như Mỹ Xuyên và một số vùng lân cận.
Quy trình canh tác khép kín từ chăn nuôi bò, sử dụng phân bò nuôi trùn quế để làm thức ăn cho gia cầm hoặc nuôi cá; phân bò phân hủy đưa vào trồng màu; rẫy màu có sử dụng mái che để hạn chế bốc hơi nước, giảm sâu bệnh; dự án đã chọn 4 hộ nông dân xây dựng mô hình thực nghiệm qua 4 vụ màu liên tiếp và hiệu quả mang lại rất cao.
Anh Ong Hữu Đức ở ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn cho biết: “Tôi nuôi trùn quế cho gà ăn, bây giờ tôi bán giống ở một chòi nuôi trùn nhỏ như vậy mà được hơn 1 triệu rồi. Còn trồng màu này thì rõ ràng ở trong nhà lưới thì tưới 20 thùng, bên ngoài tưới hết 40 thùng. Tôi thấy cách làm này rất có lợi”.
Do đây là địa bàn thiếu nước vào mùa khô nên giải pháp tận dụng ao trữ nước, nuôi cá, sử dụng mái che để giảm thoát hơi nước, tiết kiệm được 50% nước tưới là hướng thích ứng với biến đổi khí hậu rất hữu hiệu. Vùng chuyên mảu ở xã Đại Tâm và Tham Đôn của huyện Mỹ Xuyên rất lớn, nếu ứng dụng tốt quy trình này nông dân sẽ giảm được chi phí trên 30%, đó cũng là giải pháp ứng phó tốt của nông dân khi giá rau màu giảm thấp.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Sơn – cán bộ kỹ thuật Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ cho biết: “Kết quả triển khai là tốt vì nông dân nuôi được trùn quế để nuôi gà, vịt. Đối với mô hình này, chúng tôi tận dụng cả ao trữ để nuôi cá, bà con có thể tận dụng phụ phẩm từ trồng màu để nuôi cá. Còn mô hình trồng màu thì hiệu quả cao thấy rõ vì giá trị cao, bà con tiết kiệm thuốc, hóa chất, công chăm sóc”.
Tiết kiệm phân bón, thuốc hóa học từ sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm nước tưới cũng đồng nghĩa với tiết kiệm ngày công lao động, nên nông dân quanh vùng dự án ứng dụng rộng rãi. Có thể thấy đây là quy trình canh tác hoàn hảo, thích hợp để chuyển giao cho nông dân chuyên trồng màu ở các địa bàn vùng cao như huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Thạnh Trị, Mỹ Tú và thành phố Sóc Trăng.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.

Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.