Được Mùa Bắp Nếp

Những ngày qua, nhiều chân đất sản xuất bắp nếp trên địa bàn tỉnh rất được mùa khiến nông dân hết sức phấn khởi.
Tại bãi biền có tên gọi Bạc Hà thuộc thôn Khúc Lũy (xã Điện Minh, huyện Điện Bàn) nông dân đang hối hả thu hoạch bắp nếp. Ông Bùi Văn Long – một người dân địa phương hồ hởi: “Mấy ngày nay vợ chồng tôi cứ quần quật ở ngoài đồng từ sáng sớm đến tối mịt để thu hái bắp nếp cung ứng cho bạn hàng.
Chúng tôi rất vui vì vụ này không chỉ được mùa mà lại còn được giá”. Nhổ xong đậu phụng vụ hè thu, gần cuối tháng 12.2013 ông Long tiến hành cải tạo 4 sào đất màu rồi mua hạt giống bắp nếp chất lượng cao về tỉa. Ông Long nói: “Vụ ni, bình quân một sào bắp tôi thu được 2.000 trái, mà trái nào trái nấy cũng to, dài và chắc hạt, nhìn sướng con mắt lắm.
Còn đông xuân năm ngoái, chuột cắn phá cây con và sâu xanh ăn lá, sâu xám, sâu đục thân, đục quả cũng hoành hành dữ dội. Đặc biệt, trong giai đoạn bắp đồng loạt trổ cờ và phun râu, trời mưa lạnh kéo dài làm cho quá trình thụ phấn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến năng suất đạt thấp, mỗi sào chỉ được chừng 1.300 - 1.500 trái”.
Không chỉ được mùa, so với vụ đông xuân năm ngoái thì hiện nay giá thu mua bắp nếp tươi trên thị trường cũng tăng đáng kể. Ông Long cho biết, những ngày qua thương lái từ khắp nơi tìm về bãi biền Bạc Hà này để đặt mua bắp rồi chất lên những chiếc xe tải chở ra Hà Nội và các tỉnh phía bắc tiêu thụ. Nếu vụ trước một trái bắp chỉ bán với giá bình quân là 2.000 đồng thì bây giờ đã tăng lên 3.000 đồng.
Do nhu cầu lớn, sức mua mạnh nên hễ chất bắp lên xe là thương lái đưa đủ tiền chứ không có chuyện nợ nần dây dưa như các mùa trước. “Bán 4 sào bắp nếp, tôi thu được tổng cộng 24 triệu đồng, trong khi đó chi phí chỉ tốn khoảng 3 triệu đồng. Chỉ mất 70 ngày bám ruộng chăm sóc bắp mà cầm về 21 triệu đồng tiền lãi thì còn gì mừng hơn” - ông Long nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhờ Nhà nước đầu tư kéo hệ thống điện ra tận đồng, rồi nông dân tự bỏ tiền khoan giếng và lắp đặt đường ống dẫn nước ngay trên các chân ruộng nên 5 năm trở lại đây bãi biền Bạc Hà này luôn chủ động nguồn nước tưới.
Do vậy, vụ nào sản xuất rau màu, cây trồng cạn của nhà nông cũng diễn ra rất thuận lợi. Vụ đông xuân 2013 - 2014 này, người dân ở thôn Khúc Lũy gieo trồng 400 sào bắp nếp H88 trên biền Bạc Hà. Bắp được mùa, được giá, ước tính với số diện tích vừa nêu nông dân có thể thu về không dưới 2 tỷ đồng tiền lãi.
Đâu chỉ người dân ở thôn Khúc Lũy, hàng nghìn hộ dân khác trên địa bàn tỉnh cũng rất phấn khởi bởi bắp được mùa. Ông Phan Quang Dũng - Trưởng phòng Kỹ thuật (Sở NN&PTNT) cho biết, vụ đông xuân này nông dân Quảng Nam sản xuất 6.000ha bắp các loại, trong đó bắp nếp chiếm khoảng 40% diện tích, tập trung chủ yếu ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Hội An.
Ông Dũng nói: “Nhờ năng suất đạt khá cao, giá thu mua lại tăng mạnh nên nhà nông rất mừng. Nguồn thu nhập từ bắp nếp sẽ giúp họ trút bớt một phần gánh lo cơm áo gạo tiền”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/8/2014 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc Tổng thống Obama trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force)

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.

Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.