Trồng Màu Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ tổ chức nghiệm thu và chuyển giao cho nông dân ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng quy trình sản xuất, chăn nuôi khép kín gắn với mô hình canh tác màu tiết kiệm nước.
Đây là mục tiêu hướng nông dân canh tác hiệu quả cao và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là vùng cao, thiếu nước tưới vào mùa khô như Mỹ Xuyên và một số vùng lân cận.
Quy trình canh tác khép kín từ chăn nuôi bò, sử dụng phân bò nuôi trùn quế để làm thức ăn cho gia cầm hoặc nuôi cá; phân bò phân hủy đưa vào trồng màu; rẫy màu có sử dụng mái che để hạn chế bốc hơi nước, giảm sâu bệnh; dự án đã chọn 4 hộ nông dân xây dựng mô hình thực nghiệm qua 4 vụ màu liên tiếp và hiệu quả mang lại rất cao.
Anh Ong Hữu Đức ở ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn cho biết: “Tôi nuôi trùn quế cho gà ăn, bây giờ tôi bán giống ở một chòi nuôi trùn nhỏ như vậy mà được hơn 1 triệu rồi. Còn trồng màu này thì rõ ràng ở trong nhà lưới thì tưới 20 thùng, bên ngoài tưới hết 40 thùng. Tôi thấy cách làm này rất có lợi”.
Do đây là địa bàn thiếu nước vào mùa khô nên giải pháp tận dụng ao trữ nước, nuôi cá, sử dụng mái che để giảm thoát hơi nước, tiết kiệm được 50% nước tưới là hướng thích ứng với biến đổi khí hậu rất hữu hiệu. Vùng chuyên mảu ở xã Đại Tâm và Tham Đôn của huyện Mỹ Xuyên rất lớn, nếu ứng dụng tốt quy trình này nông dân sẽ giảm được chi phí trên 30%, đó cũng là giải pháp ứng phó tốt của nông dân khi giá rau màu giảm thấp.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Sơn – cán bộ kỹ thuật Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ cho biết: “Kết quả triển khai là tốt vì nông dân nuôi được trùn quế để nuôi gà, vịt. Đối với mô hình này, chúng tôi tận dụng cả ao trữ để nuôi cá, bà con có thể tận dụng phụ phẩm từ trồng màu để nuôi cá. Còn mô hình trồng màu thì hiệu quả cao thấy rõ vì giá trị cao, bà con tiết kiệm thuốc, hóa chất, công chăm sóc”.
Tiết kiệm phân bón, thuốc hóa học từ sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm nước tưới cũng đồng nghĩa với tiết kiệm ngày công lao động, nên nông dân quanh vùng dự án ứng dụng rộng rãi. Có thể thấy đây là quy trình canh tác hoàn hảo, thích hợp để chuyển giao cho nông dân chuyên trồng màu ở các địa bàn vùng cao như huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Thạnh Trị, Mỹ Tú và thành phố Sóc Trăng.
Related news

Từ một thôn nghèo nhất xã, 3 năm trở lại đây, đời sống bà con thôn An Thịnh, xã Tân Thịnh (Chiêm Hóa) đã có những thay đổi rõ rệt nhờ đẩy mạnh thâm canh cây mía, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao..

Phân DAP Philippines tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp có giá bán 758.000 - 760.000 đồng/bao; DAP Trung Quốc (loại hạt xanh): 700.000 - 710.000 đồng/bao; phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu của Nhà Máy Bình Điền loại cao cấp khoảng 750.000 - 755.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 Đầu Trâu loại thường 720.000 đồng/bao…

Chiều ngày 16/4, ông Nguyễn Văn Cư, một thầy thuốc đông y ở thôn Khuổi Thiêu, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã đào được khóm hà thủ ô đỏ trọng lượng nặng tới 96 kg, trong đó củ lớn nhất nặng 36 kg, một củ nặng 17 kg và gần 10 củ khác mỗi củ nặng từ 2-5 kg. Bản thân ông Cư và gia đình đều bất ngờ về trọng lượng của khóm hà thủ ô vừa đào được.

Huyện Sơn Dương hiện có 18.713 con trâu, 5.803 con bò, 134.364 con lợn, trên 1 triệu con gia cầm và 819 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản....

Từ khi triển khai chương trình VietGAP, nhiều nông dân ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã ý thức xây dựng những vườn sầu riêng với năng suất và chất lượng cao.