Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Cắt Lá... Ra Tiền Và Những Nhát Kéo Tiền Triệu

Nghề Cắt Lá... Ra Tiền Và Những Nhát Kéo Tiền Triệu
Ngày đăng: 22/02/2014

Chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh.

Tết sắp đến cũng là lúc các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh ở các làng cây cảnh truyền thống của Nam Định lại tất tả xuôi Nam, ngược Bắc với bộn bề công việc với mong muốn kiếm được khoản thu kha khá dịp cuối năm.

Nhát kéo tiền triệu

Mỗi năm, dịp gần Tết cổ truyền là các nhà vườn cây cảnh hoặc những khu công sở, văn phòng lại trang hoàng cho những cây thế, chậu cảnh một diện mạo mới, đẹp hơn, dáng chuẩn hơn để đón năm mới sau một thời gian để cây mọc tự phát. Có cầu thì ắt có cung, đây cũng là thời điểm cánh thợ sửa cây bận rộn và phải làm ngày làm đêm để hoàn thiện công việc.

Có lẽ trong các nghề thì sửa cây là một trong những nghề sử dụng ít dụng cụ nhất, chỉ 2 thứ: Cưa và kéo. Và phụ kiện cho công việc tạo dáng cho cây cũng chỉ là dây nhôm, dây nylon cùng vài thanh tre nẹp giữ dáng. Thế nhưng chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân làng nghề.

Thoăn thoắt cắt những đám lá mọc lô xô khỏi tán, dựng lại “phom” chuẩn cho một cây sanh thế “sư tử hý cầu” cho một gia đình tại thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, Nam Định), anh Nguyễn Ngọc Sơn – quê xã Nam Toàn - một cao thủ trong nghề sửa cây có thâm niên hơn 20 năm cho biết: “Những người làm nghề này một phần do được đi làm với các nghệ nhân tiền bối, quan sát và tự học hỏi, còn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trồng, chiết, chăm sóc cây. Từ đó mới nắm được quy luật phát triển của từng loại cây để định hình, tạo dáng theo “phom”, theo thế”.

Theo anh Sơn, trừ những cây sanh, si hay tùng la hán… đã có dáng đứng thẳng, mục đích tạo tầng tán theo 5-7 hay 9 tầng thì chỉ việc buộc cành tạo tầng tán, sau đó để cây phát triển tự do vài năm rồi chỉnh sao cho các tầng tròn đều, nhỏ dần từ gốc lên ngọn. Còn với những cây thế phức tạp, đòi hỏi người thợ phải có con mắt nhìn tinh tế để chỉnh sửa, uốn nắn sao cho cây có dáng ưng ý nhất, đạt thẩm mỹ cao nhất, từ đó sẽ có giá trị kinh tế cao.

Thậm chí có những cây mọc hoang trong vườn nhà người ta, mình xin về trồng, chỉnh sửa, cắt tỉa, gặp khách mua có khi bán được dăm triệu đồng. Thế nên mọi người hay ví von là “nhát kéo tiền triệu”. Nghề này tuy không quá vất vả nhưng nắng cũng như mưa cũng luôn phải loay hoay ngoài sân, ngoài vườn, việc chỉnh sửa cây diễn ra quanh năm, nhưng dịp gần tết là bận rộn nhất.

Sửa cây, xây được nhà

Tại Nam Định có những nghệ nhân nổi tiếng trong nghề dù tuổi đời chỉ ngoài 40 như ông Phạm Minh Châu, ông “Vua lộc vừng” Phạm Trà ở xã Nam Toàn, ông Hoan ở Điền Xá, ông Trịnh ở Nam Thắng… Với tay nghề của những người này, mỗi tháng họ có thu nhập 20-30 triệu đồng.

Với những người thợ có tay nghề cao, việc chỉnh sửa một cây cảnh cỡ nhỏ hoặc trung bình hết từ 1-2 tiếng. Sau khi đã định hình kiểu dáng, người thợ cắt bỏ những nhánh thừa, sau đó dùng dây nhôm 3mm cuộn xoắn theo những cành, nhánh để uốn định hình theo thế cây đã lựa chọn.

Tuỳ thuộc vào loại cây là sanh, si, đa, tùng la hán hay quất, đào… mà người thợ lựa chọn kiểu dáng long, phượng, thác đổ, sư tử hý cầu hay lưỡng long chầu nguyệt… Do luôn đòi hỏi sự sáng tạo tối đa nên để trở thành một nghệ nhân là điều không hề đơn giản, vì vậy lượng người có tay nghề chỉnh sửa cao trong làng sinh vật cảnh không phải là nhiều.

Hiện ngày công chỉnh sửa cây cảnh phổ biến như sanh, si, lộc vừng… khoảng 300.000 đồng/ ngày, còn chỉnh uốn tùng la hán, tùng kim là 500.000 đồng/ngày bởi đặc thù của loại cây này rất khó uốn, tạo dựng thế cây cũng phức tạp hơn. “Bình quân một người thợ có tay nghề cao mỗi tháng cũng kiếm được khoảng 12-15 triệu đồng”- anh Nguyễn Thanh Lâm - thợ sửa cây ở Nam Hồng (Nam Trực) cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Cần Phục Hồi Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Vàm Cỏ Đông Ở Tây Ninh Cần Phục Hồi Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Vàm Cỏ Đông Ở Tây Ninh

Từ một dòng sông xanh trong, tàu bè tấp nập qua lại, trên sông còn có nhiều hộ nuôi cá bè quy mô lớn. Đến nay, sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) chỉ còn những đám lục bình trôi lấp mặt sông, với lác đác vài chiếc lồng nuôi cá vắng người chăm sóc.

31/03/2013
Cựu Chiến Binh Giúp Nhau Làm Kinh Tế Giỏi Cựu Chiến Binh Giúp Nhau Làm Kinh Tế Giỏi

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi” đem lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào này, những người lính năm xưa lại tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận phát triển kinh tế.

30/06/2013
Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Thêm Động Lực Cho Người Nuôi Tôm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Thêm Động Lực Cho Người Nuôi Tôm

Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường

01/04/2013
Khuyến Khích Chuyển Nuôi Cá Tra Sang Nuôi Đối Tượng Khác Ở Vĩnh Long Khuyến Khích Chuyển Nuôi Cá Tra Sang Nuôi Đối Tượng Khác Ở Vĩnh Long

Trước những khó khăn của nghề nuôi cá tra trong tỉnh Vĩnh Long do ảnh hưởng của giá cả đầu ra giảm, thấp hơn giá thành sản xuất, giá thức ăn, thuốc thủy sản tăng cao, người nuôi thua lỗ kéo dài, nhất là kể từ giữa tháng 3/2013, thông tin Bộ Thương Mại Mỹ áp mức thuế chống phá giá rất cao đối với các sản phẩm cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam, giá mua giảm sâu so với giá thành rất nhiều, làm cho kế hoạch thả lứa cá mới của một số nông dân phải tạm dừng lại.

01/04/2013
Tăng Cường Kiểm Soát, Chống Buôn Lậu Thủy Sản Tăng Cường Kiểm Soát, Chống Buôn Lậu Thủy Sản

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có kế hoạch đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vận chuyển, buôn bán các mặt hàng thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh có trách nghiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc kiểm tra những điểm kinh doanh, buôn bán, phương tiện vận chuyển các mặt hàng thủy sản, kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập thủy sản; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; đồng thời tuyên truyền người dân không tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch...

04/07/2013