Trồng màu gắn với tiêu thụ bài toán cho vùng vùng Tôm - Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Những năm trước, đất trên bờ bao nuôi tôm thường bỏ trống, thì những năm gần đây, nông dân đã tận dụng để trồng đậu bắp, đậu xanh, dưa leo, bầu, bí, rau cải. Không chỉ đất bờ bao, mà đất trống quanh nhà cũng được bà con sử dụng triệt để, năng xuất không thua gì các vùng chuyên trồng màu của huyện.
Ruộng ít, nên bà Huỳnh Thị Tùng ở ấp Thuận Hòa, xã Gia Hòa 2, đã tận dụng hơn 1 công đất bờ bao để trồng các loại rau cải, dưa leo, trước sân thì lên liếp trồng thêm hành, mỗi ngày đem ra chợ Gia Hội, xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu bỏ mối cũng lời khoảng 100 ngàn đồng, giúp gia đình có thêm thu nhập.
Nhiều hộ ở xã Gia Hòa 2 cũng có thu nhập ổn định từ trồng màu. Tính đến cuối tháng 7, nông dân trong huyện đã trồng màu trên đất bờ bao được trên 200 ha, tập trung nhiều ở xã Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, tuy nhiên diện tích này còn khiêm tốn so với diện tích đất bờ bao nuôi tôm trong toàn huyện . Bởi thực tế những hộ trồng có lãi, chủ yếu là có thương lái đến mua, hoặc đem bỏ mối ở các chợ. Đối với xã Gia Hòa 2, do xã giáp ranh với 1 số chợ ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, đặc biệt là chợ Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, nên việc tiêu thụ của bà con không khó, ông Phạm Văn Tấn - Bí Thư chi bộ ấp Thuận Hòa, xã Gia Hòa 2 cho biết: “Hiện ấp Thuận Hòa trên 32 ha đất nông nghiệp được bà con chọn làm mô hình trồng màu trên bờ bao nuôi tôm. Mô hình này ngoài tăng thêm thu nhập gia đình, còn góp phần hạn chế cỏ dại, trôi đất vào mùa mưa.”
Trồng màu thoe bờ bao nuôi tôm góp phần tăng thu nhập gia đình.
Trồng màu trên đất bờ bao, chi phí đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, nhưng điều lo lắng nhất của bà con vẫn là đầu ra, vì hiện nay trên địa bàn 6 xã vùng tôm -lúa của huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua màu cho nông dân, có hộ phải vận chuyển đến cơ sở thu mua ở tận xã Đại Tâm, Tham Đôn cách khoảng 40km, ông Lê Thành Ai ở ấp Hòa Phuông, xã Hòa Tú 1 cho biết: “Mô hình này bà con áp dụng khá hiệu quả, nhưng cái khó là khâu vận chuyển đi tiêu thụ. Tôi mong tại địa phương có cơ sở thu mua rau màu cho nông dân, để bà con thuận tiện hơn, tránh tình trạng vận chuyển quá xa, hạn chế được chi phí, hao hụt.”
Nếu giải quyết được bài toán đầu ra cho cây màu, thì nhiều nông dân trồng màu trên đất bờ bao ở Mỹ Xuyên sẽ phát triển thêm diện tích, có thu nhập ổn định. Rồi đây cây màu không chỉ phát triển mạnh ở các xã trọng điểm như: Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, mà còn khẳng định vị thế ở các xã vùng tôm - lúa của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Đức Phú là xã nằm xa trung tâm huyện, nơi tuyến kênh Tà Pao chưa được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình hình sản xuất lúa gặp không ít khó khăn. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích lúa, những năm gần đây xã đã luân canh, chuyển từ 3 vụ lúa ở khu nội đồng sang 2 vụ lúa và 1 vụ bắp đông xuân mang lại hiệu quả…

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

Trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2020 do UBND tỉnh ban hành thì vấn đề tái cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một nội dung quan trọng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Ngày 24/4, Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm lúa của Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa cánh đồng mẫu xã Buôn Choáh (Krông Nô). Kết quả này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của người dân mà sẽ mở ra một hướng mới, hiệu quả trong sản xuất lúa, gạo ở địa phương này.