Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo sức bật cho nông, thủy sản chủ lực vươn ra thế giới kỳ V

Tạo sức bật cho nông, thủy sản chủ lực vươn ra thế giới kỳ V
Ngày đăng: 01/06/2015

“Kỳ tích” về tăng trưởng

Cà phê là ngành hàng nông sản đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng năm 2,5 - 3 tỷ USD, tạo ra gần 2,5 triệu việc làm, đóng góp 3% GDP cả nước. Hiện nay, XK cà phê Việt Nam đứng đầu châu Á và thứ 2 thế giới về sản lượng XK.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Nguyễn Quốc Mạnh, Phó phụ trách Phòng cây công nghiệp, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)- khẳng định: Từ sau năm 1975 đến nay, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng, hình thành các vùng chuyên canh cà phê tập trung ở vùng Tây Nguyên, cà phê chè ở Tây Bắc. Từ năm 2000, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, XK cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới, trong đó đứng số 1 thế giới về sản xuất, XK cà phê vối (robusta).

Từ chỗ chỉ có khoảng 10.000 tấn vào năm 1975, đến nay sản lượng cà phê Việt Nam đã vươn lên con số hàng triệu tấn. Đặc biệt, trong 4 năm gần đây (2011 -2014), sản lượng cà phê không ngừng tăng trưởng ổn định ở mức 1.276 - 1.395 ngàn tấn. Cà phê Việt Nam đã XK đi khắp thế giới và trở thành nguyên liệu công thức không thể thiếu của các hãng rang xay lớn trên thế giới như Nestle, Lovazza, Tchibo, Modelez, Folgers.

“Sở dĩ ngành cà phê Việt Nam có rất nhiều lợi thế để vươn lên trở thành một quốc gia XK cà phê hàng đầu thế giới, đầu tiên, phải kể đến là sản lượng cà phê của ta luôn được duy trì ở mức ổn định và tăng dần theo từng năm. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cũng là một lợi thế của ngành”- Ông Đỗ Hà Nam- Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex- nhấn mạnh.

Nguy cơ tụt hạng

Khác với những năm trước, vụ mùa cà phê năm nay kết thúc khi thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức đang là nỗi trăn trở đối với người dân, DN và các cơ quan quản lý.

Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa)- cho biết, mặt hàng cà phê niên vụ 2014 - 2015 giảm 20% sản lượng thu hoạch so với niên vụ trước (niên vụ 2013 - 2014, sản lượng đạt khoảng 1.395 ngàn tấn), gây ảnh hưởng lớn tới XK và thu nhập của người trồng. Ước tính, lượng XK 4 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt khoảng 466 nghìn tấn với 970 triệu USD kim ngạch, giảm 41% về lượng và giảm 39,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Theo Vicofa, qua thông tin khảo sát tại thị trường châu Âu, tại các kho hàng ở châu Âu đang rất khan hàng cà phê robusta từ Việt Nam. Hàng chủ yếu là cà phê robusta của Brazil. Giá cà phê của Brazil cao hơn rất nhiều so với cà phê XK từ Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phan Hữu Đễ - Cố vấn cao cấp Vicofa- cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên được xác định do các tỉnh Tây Nguyên phải đối mặt với nguồn nước bị thiếu hụt nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10 - 30%, kết hợp với tình trạng cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, cây rụng lá hàng loạt và lại bị ảnh hưởng của sương muối. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng thiệt hại nặng nhất, với 700 ha cà phê bị chết hoặc có dấu hiệu ngừng sinh trưởng.

Sản lượng giảm còn do hoạt động của một số nhà đầu cơ, tìm mọi cách ép giá. Giá cà phê trên thị trường hiện nay quá thấp (38.600 đồng/kg), khiến nông dân và nhà XK đều không “mặn mà” với việc bán ra mà chỉ cầm hàng để chờ giá trên 40.000 đồng/kg đối với cà phê robusta mới bán.

Rõ ràng, cà phê là mặt hàng còn rất nhiều dư địa để nâng cao giá trị gia tăng, chiếm lĩnh thị trường nội địa và tăng trưởng XK bền vững. Nhưng muốn bảo đảm yếu tố này, chất lượng cây cà phê và lượng XK vào các thị trường cũng phải được chú trọng. Theo Chủ tịch Vicofa Lương Văn Tự, nếu chúng ta không chú trọng đầu tư lại cho cây cà phê thì 10 năm nữa, Việt Nam sẽ tụt xuống vị trí thứ 4 - 5 về sản xuất và XK cà phê. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tính toán rằng, để nâng năng suất cà phê lên 2,4 tấn/ha (hiện nay gần 2,1 tấn/ha), ngành cà phê phải đầu tư ít nhất 14.000 tỷ đồng để tái canh cà phê. 


Có thể bạn quan tâm

Cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào bán tại Chợ nông sản Đà Lạt Cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào bán tại Chợ nông sản Đà Lạt

Một số tiểu thương kinh doanh khoai tây Trung Quốc tại Chợ nông sản Đà Lạt, phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) bức xúc trước việc Ban quản lý chợ không cho phép đưa khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt.

21/10/2015
Có thể xuất khẩu 1,1 triệu tấn cao su thiên nhiên Có thể xuất khẩu 1,1 triệu tấn cao su thiên nhiên

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, khối lượng xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2015 ước đạt 760.000 tấn, trị giá đạt 1,09 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu tăng 9,5% nhưng giá trị giảm 11,6%.

21/10/2015
Ưu tiên làm các tiêu chí NTM có tính đột phá Ưu tiên làm các tiêu chí NTM có tính đột phá

Đó là nhận định của ông Lê Văn Thành – Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa – xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, về việc đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng chất lượng sống của người dân nông thôn TP.HCM.

21/10/2015
H’Bin Niê giàu nghị lực và đẹp tấm lòng H’Bin Niê giàu nghị lực và đẹp tấm lòng

Từ một hộ thiếu đói, nhờ chịu khó học hỏi, gia đình chị H’Bin Niê ở buôn Tring, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ (Đăk Lăk) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Không những thế, gia đình H’Bin còn giúp nhiều hộ khác cùng vươn lên như mình, cũng như có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới...

21/10/2015
Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển

Để hoàn thành tiêu chí thu nhập, góp phần đưa địa phương trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay, Cần Giờ (TP.HCM) đang đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực kinh tế biển.

21/10/2015