Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn năng động

Người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn năng động
Ngày đăng: 01/06/2015

Bác Nguyễn Văn Thuận (sinh 1963) tại xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 1964, bác theo gia đình lên xã Vĩnh Phúc, đi xây dựng vùng kinh tế mới. Từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, bác luôn năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội của chính quyền xã. Từ năm 1996 – 2008, bác từng làm các chức danh Đội trưởng Đội sản xuất, Bí thư Đoàn, thành viên Dự án phát triển Nông thôn Việt Nam – Thụy Điển, Bí thư Chi Bộ và Trưởng thôn Vĩnh Xuân.

Từ năm 2009 đến nay, bác được giao trách nhiệm làm Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Vĩnh Xuân, thuộc Hội Cựu chiến binh (CCB) xã quản lý. Thôn Vĩnh Xuân có 162 hộ, với Tổ TK&VV. Trong đo, tổ của bác Thuận quản lý có gần 50 thành viên. Bác luôn nghĩ làm thế nào để bà con trong thôn, khi vay vốn phải sử dụng đồng vốn có hiệu quả và đúng mục đích, không để nợ quá hạn... Trăn trở suy nghĩ vì điều đó, bác thường xuyên đến từng hộ gia đình, tìm hiểu khó khăn, hướng dẫn và nhắc nhở tổ viên chịu khó làm ăn, nộp tiền lãi đúng kỳ hạn. Bác cũng định hướng cho từng gia đình nên phát huy các lợi thế như: Trồng cam, nuôi trâu, trồng lạc hàng hóa của xã.

Gia đình anh Hoàng Minh Đức, thôn Vĩnh Xuân là một tổ viên tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương cho biết: “Trước đây, gia đình tôi khó khăn, từng làm thuê đủ nghề; rồi trồng trọt chăn nuôi, nhưng do thiếu vốn nên luôn rơi vào tình trạng khó khăn. Năm 2011, gia đình tôi được bác Thuận hướng dẫn và được  Ngân hàng CSXH huyện xét cho vay 25 triệu đồng để đầu tư mua giống Cam giấy về trồng. Đến nay, cam sinh trưởng và phát triển tốt, có thu nhập. Nhờ đó gia đình có điều kiện nuôi con cái ăn học, phát triển kinh tế”.

Tổ viên Hoàng Văn Võ, thôn Vĩnh Xuân thuộc diện hộ nghèo của xã kể lại: “Những năm trước, gia đình anh hết sức khó khăn, thiếu đói, chỉ trông chờ vào vài sào ruộng; trong khi nhà có tới năm miệng ăn. Năm 2011, gia đình anh được xét vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để mua một con trâu cái. Sau hơn 2 năm chăm sóc, trâu mẹ đã sinh nghé con. Cùng với phát triển thêm kinh tế vườn, nên gia đình bớt khó khăn, có của ăn của để, làm được nhà, sắm được ti vi”.

Bác Nguyễn Văn Thuận tâm sự: “Bà con trong thôn hầu hết là hộ nghèo và cận nghèo phải dùng tới vốn vay của Ngân hàng CSXH. Bản thân tôi và gia đình cũng từng gặp khó khăn trong làm ăn kinh tế nên rất thấu hiểu. Để giúp đỡ các hộ phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần vào sự phát triển của xã, tôi giúp họ bằng cả tấm lòng là chính”.

Vừa lo toan cuộc sống gia đình hàng ngày, vừa hết mình vì công việc. Với trách nhiệm là Tổ trưởng TK&VV, giúp nhiều tổ viên thoát nghèo; bác đã được lãnh đạo Ngân hàng CSXH Bắc Quang hết sức tin tưởng. Trong 5 năm liền, bác luôn được Hội CCB, Đảng ủy, UBND xã khen thưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ ủy nhiệm của Ngân hàng CSXH.

Bác thường xuyên hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác về thủ tục vay vốn; đồng thời kiểm tra, giám sát hộ vay vốn theo đúng mục đích, trả gốc, lãi đúng kỳ. Sau 5 năm, từ năm 2010 đến nay, số dư nợ của thôn đạt 842 triệu đồng, tập trung vào cho vay hộ nghèo, cận nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn; huy động tiền gửi tiết kiệm được 32,2 triệu đồng, nợ quá hạn 0%, không có lãi tồn đọng.

Anh Hoàng Cao Cường, Chủ tịch Hội CCB xã Vĩnh Phúc cho biết: “Là Tổ trưởng Tổ TK&VV do Hội CCB quản lý, anh Thuận đã cùng lãnh đạo xã làm tốt công tác tuyên truyền, cho vay vốn, xem xét kỹ đúng đối tượng cho vay. Bản thân anh và gia đình luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước, được nhân dân trong thôn tin tưởng, tín nhiệm. Với nhân dân, anh luôn nhiệt tình và là một cán bộ luôn tâm huyết và hết lòng vì công việc”.

Nhiều gia đình được bác Thuận giới thiệu vay vốn Ngân hàng CSXH đã vươn lên thoát nghèo, kinh tế khá giả bằng các việc làm từ vay vốn như: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ. Thu nhập bình quân mỗi hộ hàng năm tăng lên đã góp phần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Đực Vỗ Béo Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Đực Vỗ Béo

Nuôi dê đực vỗ béo là mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn. Nhiều nông hộ thoát nghèo bền vững vươn lên khá giả nhờ nguồn lợi của nghề nuôi dê đực. Từ nguồn lá nho cắt cành xả giàn sử dụng làm thức ăn nuôi dê đã cho ra “vàng ròng” nâng cao đời sống hàng trăm nông hộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

10/06/2014
Chư Sê (Gia Lai) Xuất Hiện Thương Lái Thu Mua Rễ Tiêu Khô Chư Sê (Gia Lai) Xuất Hiện Thương Lái Thu Mua Rễ Tiêu Khô

Gần đây, dư luận xôn xao về việc tái xuất hiện thương lái lùng mua gốc, rễ tiêu ở xã Ia Blang-huyện Chư Sê (Gia Lai). P.V Gialaionline đã trực tiếp về địa phương, làm việc với người dân và chính quyền địa phương để tìm hiểu vấn đề này.

20/05/2014
Dự Án Heifer Giúp Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Dự Án Heifer Giúp Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Năm 2009, huyện Tháp Mười được chương trình Heifer Việt Nam và tỉnh Đồng Tháp chọn thực hiện Dự án nâng cao đời sống nông hộ với mô hình phát triển cộng đồng (gọi tắt là Dự án Heifer) tại 2 xã Láng Biển và Mỹ Hòa. Dự án đã giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

10/06/2014
Tạo Cơ Sở Cho “Tam Nông” Đón Vốn Tạo Cơ Sở Cho “Tam Nông” Đón Vốn

Cho vay theo chuỗi dự án tuy là một hình thức mới, với kỳ vọng tháo gỡ những vướng mắc lâu nay trong lĩnh vực cho vay tam nông, tuy nhiên để việc cho vay vốn đạt hiệu quả, các địa phương cần phải tạo cơ sở cho “tam nông” đón vốn.

20/05/2014
Giá Thịt Heo, Gà Tăng Nhẹ Giá Thịt Heo, Gà Tăng Nhẹ

Các tiểu thương kinh doanh mặt hàng thịt heo, gà cho biết, gần 1 tuần nay, giá thịt heo, gà bán lẻ đã tăng khoảng 2-3 ngàn đồng/kg. Hiện giá thịt heo đùi bán tại các chợ của TP.Biên Hòa (Đồng Nai) từ 85-87 ngàn đồng/kg, thịt ba rọi 90 ngàn đồng/kg, thịt gà tam hoàng nguyên con làm sẵn 65 ngàn đồng/kg, thịt gà ta làm sẵn 100 ngàn đồng/kg...

10/06/2014