Trồng Măng Tây Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.
Ðây là mô hình được liên kết thực hiện giữa Công ty TNHH Hạ Hiệp với gia đình bà Nguyễn Thị Trang. Sau hơn bốn tháng trồng, cây măng tây bắt đầu cho thu hoạch, với sản lượng mỗi ngày 50 kg, giá bán cho công ty hiện nay là 50 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, sau khi gốc măng đã phát triển hoàn thiện thì sản lượng sẽ đạt hơn 120 kg/ngày. Theo tính toán, chỉ sau một năm cho thu hoạch, gia đình sẽ thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu, trong khi đó cây măng tây có thể cho thu hoạch liên tục trong ba năm.
Giám đốc Công ty TNHH Hạ Hiệp Nguyễn Công Hoàn cho biết: Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm trong vòng bốn năm với giá ổn định, đồng thời liên tục bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh cũng như hỗ trợ một số loại vật tư, phân bón để gia đình chăm sóc cây măng tây đạt chất lượng cao nhất.
Ðây là mô hình mới, lần đầu được triển khai, do vậy Hội Nông dân huyện Gia Bình vào cuộc rất tích cực, làm cầu nối giữa công ty với chủ hộ sản xuất, giúp đỡ về vốn, tư vấn quy hoạch trang trại, tập huấn chuyển giao KHKT, cũng như giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công ty với chủ hộ sản xuất. Khi mô hình đã thành công, Hội Nông dân huyện tổ chức cho các chủ hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đến tham quan, học tập kinh nghiệm, để nhân rộng.
Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Trang cũng hoàn thành các thủ tục pháp lý thành lập HTX măng tây Thái Bảo để thu hút các hộ chung quanh vào HTX, đồng thời gia đình cũng đã xúc tiến mở rộng diện tích trồng măng tây thêm một ha nữa. Ðây sẽ là mô hình điểm để các hộ dân khác học tập, làm theo, góp phần nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm
Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.
Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.
Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.
Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.
Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.