Công bố Nhãn hiệu tập thể gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn
Dự hội nghị có đồng chí Nông Văn Chí- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn.
Đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh trao Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn" cho huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn).
Theo đánh giá kết quả Dự án Phát triển sản xuất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Khẩu Nua Lếch được người dân địa phương gieo trồng từ lâu, tập trung ở một số xã như Thượng Quan, Thuần Mang, Thượng Ân, Bằng Vân, Cốc Đán…
Chất lượng gạo ngon, có mùi thơm, độ mềm dính, tuy nhiên năng suất thấp. S
au khi Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc thực hiện Dự án Phát triển sản xuất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch đã đưa năng xuất bình quân đạt từ 40 - 42 tạ/ha, chất lượng đạt tiêu chuẩn hàng hóa, giá bán gạo đạt 35 nghìn đồng/kg (cao hơn gạo nếp thường 10 nghìn đồng/kg).
Quy trình sản xuất giống áp dụng phương pháp lọc quần thể, trong đó hạt giống lấy từ đề tài phục tráng giống. Các bước trong quy trình được áp dụng đầy đủ, theo dõi chặt chẽ các giai đoạn sinh trưởng phát triển, khử lẫn triệt để, tạo quần thể ruộng giống đồng đều ít sâu bệnh.
Từ những ưu điểm trên, giống lúa “Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn”, đã Cục sở hữu trí tuệ-Bộ KH-CN cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể số 249213 ngày 19/8/2015.
Trong phần hội thảo, đại diện các xã, các tổ sản xuất “Khẩu Nua Lếch” đều mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ KHKT, đầu ra cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Việc áp dụng rộng rãi thực hành nông nghiệp tốt GAP trong sản xuất trồng trọt được xác định là một giải pháp chủ yếu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành trồng trọt.
Cuối tháng 3 đáng lẽ là thời điểm những đồng dưa hấu vào vụ thu hoạch nhộn nhịp kèm theo nụ cười rạng rỡ của người nông dân. Tuy nhiên, tháng 3 năm nay lại mang về cho người trồng dưa ở bãi giữa sông Trà nỗi lo thất bát vì dưa bị bệnh và ế ẩm.
Trồng thử nghiệm thành công giống cà chua nặng tới 1kg, bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại đang gặp khó về tiêu thụ do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.
Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.
Nhằm giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân trồng dừa, tỉnh Bến Tre đã triển khai thí điểm mô hình “Cánh đồng mẫu dừa” (CĐMD) trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Bước đầu, mô hình này đang mang lại hiệu quả khả quan.