Đồng Tháp Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Tra Giống
Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.
Huyện Hồng Ngự được xem là một trong những nơi có cơ sở sản xuất cá tra giống nhiều nhất tỉnh, chiếm trên 60% số cơ sở. Cá tra giống huyện Hồng Ngự đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền.
Toàn huyện hiện có hơn 70 cơ sở ương nuôi cá bột và hơn 800 hộ nuôi cá tra giống. Trong đó, có trên 250 cơ sở và hộ sản xuất cá giống đã gia nhập Hiệp hội thủy sản của huyện. Đây là nền tảng quan trọng để huyện tiếp tục phát huy, từng bước đồng bộ và nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra giống.
Vừa qua, để chuẩn hóa quy trình sản xuất ngay từ đầu vào, ngành nông nghiệp địa phương đã tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn để cải tiến chất lượng cá bố mẹ. Với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, người nuôi cá tra giống huyện Hồng Ngự đã chuyển từ thế bị động sang chủ động và cho cá đẻ theo ý muốn. Hiện nay, nhiều cơ sở đẩy mạnh việc cho cá tra sinh sản chủ động, sinh sản nghịch mùa nên việc đáp ứng nhu cầu của người nuôi cá cũng ngày càng tốt hơn. Đến nay, gần 50% các cơ sở sản xuất cá bột đã có được con giống tốt.
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Phòng Nông ngiệp & Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự cho biết: Huyện còn tiếp nhận từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II đàn giống cá tra hậu bị được cải thiện di truyền với số lượng hàng chục ngàn con cung ứng cho các cơ sở sản xuất giống cá tra. Hiện đàn cá bố mẹ tại các cơ sở sản xuất giống và Trung tâm giống phát triển tốt, trong lượng bình quân 1,9 kg/con.
Hướng đến việc xây dựng nhãn hiệu cho con cá tra giống, thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh công tác tổ chức nhằm từng bước phát huy có hiệu quả những giá trị mang lại từ hoạt động sở hữu trí tuệ này. Cụ thể như hỗ trợ việc chọn lọc cá tra bố mẹ cho các cơ sở, tập hợp hàng trăm cơ sở và hộ nuôi vào tổ chức để quản lý và hỗ trợ kỹ thuật.
Thời gian tới, huyện sẽ tổ chức hội thảo, mời các ngành chức năng đưa ra hướng sử dụng logo cho nhãn hiệu tập thể cá tra giống Hồng Ngự, đồng thời xây dựng quy trình sản xuất và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm.
Tỉnh Đồng Tháp đang liên kết để tìm hướng đi mới cho cá tra giống huyện Hồng Ngự bằng việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cho đến hỗ trợ trực tiếp cá giống bố mẹ đến tận tay người nuôi, trong đó có thống nhất về con giống.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.
Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.
Hiện giá ca cao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích cây ca cao cho thu hoạch trong tỉnh hiện khoảng 1.000ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn hạt tươi/ha, tăng 20% so với cùng kỳ.
Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.