Trồng Khổ Qua Đón Tết

Khổ qua là một loại rau xanh có thể tác dụng trị bệnh, lại chế biến được khá nhiều món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, trái khổ qua có vị đắng-ngọt, tính bình; ăn khổ qua dễ tiêu hóa, có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tiểu đường.
Gần đây, một số người dùng trái khổ qua làm vật chưng cúng trên bàn thờ ông Địa, với ý tưởng “chưng cúng khổ qua để không còn chịu cảnh khổ cực”.
Anh Nguyễn Văn Tiến, một nông dân chuyên trồng hàng bông ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đầu tư trồng 0,3 ha khổ qua bằng phương pháp khép kín theo chuẩn VietGap. Nhờ canh đúng thời gian xuống giống để khổ qua cho thu hoạch rộ vào dịp gần tết nên anh bán được với giá khá cao.
Những ngày cuối năm, khổ qua bán tại rẫy cho thương lái giá tăng dần từ 6.000 đồng/kg lên 8.000 đồng rồi 12.000 đồng/kg. Vào ngày 30 Tết, thương lái nâng giá lên 20.000 đồng/kg và yêu cầu anh Tiến thu hái cả những trái nhỏ chưa tới lứa. Tính ra, vụ này anh Tiến thu lời được hơn 60 triệu đồng từ 0,3 ha khổ qua.
Mấy ngày tết, nhiều thương lái từ chợ Long Hoa tìm đến các chợ vùng nông thôn thu gom khổ qua với giá cao. Một thương lái cho biết: khổ qua hút hàng vì nhiều người tìm mua về chưng cúng chứ không phải để ăn.
Related news

Các loại ngô ngọt, ngô rau dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao vì bán được giá, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ khoảng 65-90 ngày)

Bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ven biển ở các huyện Đông Hòa, Tuy An và Sông Cầu đã tạm lắng, không phát hiện thêm vùng nuôi mới bị nhiễm bệnh.

Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.

Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.

Mấy năm gần đây, dọc theo tỉnh lộ 56B, đoạn qua xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xuất hiện một chợ lợn ngang nhiên hoạt động tự phát. Suốt cả đoạn đường gần 100m, hai bên đường đều được quây thành chuồng nhốt lợn, thu hút hàng trăm người mua, người bán từ nhiều tỉnh lân cận. Chợ lợn An Nội mỗi ngày luân chuyển từ năm nghìn đến bảy nghìn con lợn, trở thành điểm tiêu thụ lợn lớn nhất miền bắc...