Trồng Khảo Nghiệm Hai Giống Dưa Lưới Pháp Và Nhật

Vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 sắp đến, vùng nông sản sạch của Đà Lạt lần đầu tiên có thêm một sản phẩm mới: Những luống dưa lưới giống Pháp và dưa lưới giống Nhật được trồng khảo nghiệm tại Công ty Sinh học sạch Biofresh (khu vực hồ Than Thở, TP Đà Lạt) vừa đến kỳ cho thu hoạch. Chủ nhân vườn sinh học sạch Biofresh, kỹ sư Nguyễn Quốc Minh (người có nhiều năm sống ở Pháp), cho biết, đây là lần đầu tiên ông nhập giống dưa lưới từ Pháp về, bản quyền hiện vẫn thuộc về nông trại này ở bên Pháp.
Công ty Sinh học sạch Biofresh là đơn vị chuyên trồng dâu tây Pháp để phục vụ du khách và còn nhằm mục đích phục tráng một giống cây vốn là đặc sản của Đà Lạt - dâu tây; tuy nhiên, nhận thấy dưa lưới (giống Pháp và Nhật) là loại cây trồng có thể phù hợp với điều kiện tự nhiên của Đà Lạt nên kỹ sư Nguyễn Quốc Minh đã mạnh dạn nhập về để trồng thử nghiệm.
"Sau khi thu hoạch, tôi sẽ gửi mẫu dưa sang Pháp để thẩm định chất lượng. Trên cơ sở kết quả thẩm định, chúng ta mới biết được giống dưa này có phù hợp với điều kiện của Đà Lạt hay không; và tiếp sau đó là làm việc với bên nước ngoài về vấn đề bản quyền" - kỹ sư Nguyễn Quốc Minh cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Liên tiếp trong những ngày qua, những trận mưa lớn trái mùa trên diện rộng làm cho hơn 360 ha lúa vụ 2 của nông dân thành phố Cà Mau bị ngã đổ. Theo phản ánh của bà con, lúa bị ngã đổ phải cắt bằng tay, với giá lên tới gần 500.000 đồng/công, (so với cắt bằng máy chỉ khoảng 300.000 đồng/công) nhưng không có nhân công để cắt lúa.

Ghé thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây trị giá 1,4 tỷ đồng ở bản Nong Nưa, được chủ nhà Lèo Văn Hặc, Bí thư chi bộ bản tiếp chuyện: Nhà có hơn 4 ha cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch, năng suất 15 tấn/ha. Vụ vừa qua, gia đình đã thu được trên 60 tấn quả tươi, bán được hơn 700 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được hơn 400 triệu đồng.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ Dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích lên đến 2.400 ha; phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích ca cao lên 5.000 ha.

Thời điểm này, nông dân đang thu hoạch, năng suất trung bình hơn 16 tấn/ha. Cơ quan chuyên môn huyện khuyến cáo nông dân tích cực đưa giống khoai tây này sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) - nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ - cho biết: Nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, thời gian qua, BDSTAR đã khảo nghiệm các giống mì mới với diện tích 150 ha trên địa bàn xã Cát Lâm (huyện Phù Cát), hai xã Bình Tân và Bình Thuận (huyện Tây Sơn).